Báo cáo về điều tra hình sự được gửi theo phương thức nào? Ai có quyền ký báo cáo về điều tra hình sự?
Báo cáo về điều tra hình sự được gửi theo phương thức nào?
Quy định hình thức báo cáo và phương thức gửi báo cáo về điều tra hình sự được quy định tại Điều 4 Nghị định 128/2017/NĐ-CP như sau:
Hình thức báo cáo và phương thức gửi báo cáo về điều tra hình sự
1. Hình thức báo cáo
Báo cáo phải được thực hiện bằng văn bản, có chữ ký, họ tên của người có thẩm quyền ký báo cáo, đóng dấu phát hành theo quy định kèm theo tệp dữ liệu điện tử.
2. Phương thức gửi báo cáo
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi bằng đường bưu điện;
b) Gửi trực tiếp;
c) Gửi qua fax;
d) Gửi qua hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu điều tra hình sự dưới dạng file ảnh (định dạng PDF) hoặc file dữ liệu điện tử có chữ ký số.
Theo quy định trên, báo cáo về điều tra hình sự được gửi theo một trong những phương thức sau:
- Gửi bằng đường bưu điện.
- Gửi trực tiếp.
- Gửi qua fax.
- Gửi qua hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu điều tra hình sự dưới dạng file ảnh (định dạng PDF) hoặc file dữ liệu điện tử có chữ ký số.
Chế độ báo cáo về điều tra hình sự được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Nghị định 128/2017/NĐ-CP thì chế độ báo cáo về điều tra hình sự được thực hiện theo nguyên tắc sau:
(1) Tuân thủ Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và quy định tại Nghị định này.
(2) Bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời.
(3) Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
(4) Việc soạn thảo, ban hành, quản lý, khai thác, sử dụng báo cáo về điều tra hình sự phải đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước và chế độ văn thư, lưu trữ.
Báo cáo về điều tra hình sự được gửi theo phương thức nào? Ai có quyền ký báo cáo về điều tra hình sự? (Hình từ Internet)
Ai có quyền ký báo cáo về điều tra hình sự?
Người có quyền ký báo cáo về điều tra hình sự được quy định tại Điều 5 Nghị định 128/2017/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền ký báo cáo về điều tra hình sự
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thứ trưởng: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký báo cáo của bộ, ngành mình về công tác điều tra hình sự theo thẩm quyền điều tra quy định tại Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
Theo đó, người có quyền ký báo cáo về điều tra hình sự là:
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ trưởng, Thứ trưởng: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký báo cáo của bộ, ngành mình về công tác điều tra hình sự theo thẩm quyền điều tra quy định.
Trách nhiệm của Bộ Công an trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng báo cáo về điều tra hình sự là gì?
Theo Điều 12 Nghị định 128/2017/NĐ-CP thì trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng báo cáo về điều tra hình sự, Bộ Công an có những trách nhiệm sau:
(1) Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng báo cáo về điều tra hình sự, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chỉ đạo tổ chức việc xây dựng báo cáo; cập nhật thông tin và chịu trách nhiệm về tính chính xác, toàn vẹn các thông tin, dữ liệu; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về điều tra hình sự;
- Nghiên cứu, tổng hợp báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng báo cáo và thống kê số liệu trong phạm vi cả nước. Định kỳ gửi báo cáo về điều tra hình sự đến Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về điều tra hình sự trong phạm vi cả nước trước ngày 15 tháng 02 đối với báo cáo 03 tháng; trước ngày 15 tháng 5 đối với báo cáo 06 tháng; trước ngày 15 tháng 8 đối với báo cáo 09 tháng và trước ngày 15 tháng 11 đối với báo cáo năm;
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện chế độ báo cáo về điều tra hình sự;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng đề cương báo cáo và biểu mẫu thống kê về điều tra hình sự;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ giao.
(2) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại (1) nêu trên.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Điều tra hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?