Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật? Trường hợp nào mà nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện đảm bảo dự thầu?

Nhà thầu A xếp thứ nhất được mời về thương thảo hợp đồng. Trong quá trình thương thảo hợp đồng, nhà thầu A xin được thay đổi vị trí chỉ huy trưởng do thời điểm thương thảo, nhân sự mà nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu không bảo đảm sức khỏe nên không tham gia dự án được (có giấy khám sức khỏe của bệnh viện). Nhưng nhân sự mới mà nhà thầu xin thay đổi không đáp ứng các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu (các nhân sự còn lại của nhà thầu không có tên trong gói thầu đều không đáp ứng để thay thế). Vậy trường hợp thương thảo hợp đồng không thành công thì có bị tịch thu bảo đảm dự thầu không?

Đảm bảo dự thầu trong hoạt động đấu thầu là hoạt động như thế nào?

>> Mới nhất Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành Tải

Căn cứ Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 định nghĩa đảm bảo dự thầu như sau:

"Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
..."

Theo đó, đảm bảo dự thầu là việc thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng

Đảm bảo dự thầu cũng có thể là hoạt động nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam

Thực hiện đảm bảo dự thầu nhằm mục đích bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật? Trường hợp nào mà nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện đảm bảo dự thầu?

Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật? Trường hợp nào mà nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện đảm bảo dự thầu? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào mà nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện đảm bảo dự thầu?

Căn cứ Điều 11 Luật Đấu thầu 2013 quy định về các trường hợp thực hiện đảm bảo dự thầu như sau:

"Điều 11. Bảo đảm dự thầu
1. Bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;
b) Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
2. Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu đối với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.
3. Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định như sau:
a) Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;
b) Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.
...

Theo đó, thực hiểm đảm bảo dự thầu trong trường hợp:

- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;

- Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu. Trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.

Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật?

Căn cứ khoản 8 Điều 11 Luật Đấu thầu 2013 quy định về trường hợp bảo đảm dự thầu không được hoàn trả như sau:

“Điều 11. Bảo đảm dự thầu
...
8. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
b) Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 của Luật này;
c) Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật này;
d) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;
đ) Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng”.

Tại thời điểm thương thảo hợp đồng, có bằng chứng chứng minh nhân sự nhà thầu đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu không bảo đảm sức khỏe để thực hiện gói thầu thì nhà thầu được phép thay thế nhân sự khác tương đương hoặc tốt hơn nhân sự đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu.

Nếu nhân sự thay thế không đáp ứng được các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu thì nhà thầu phải tiếp tục thay đổi nhân sự phù hợp.

Trường hợp không thương thảo được thì nhà thầu phải từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời nếu không sẽ không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo đảm dự thầu

Trần Thành Nhân

Bảo đảm dự thầu
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo đảm dự thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo đảm dự thầu
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
Pháp luật
Có được gia hạn thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu không? Bảo đảm dự thầu là gì? Gồm những hình thức bảo đảm dự thầu nào?
Pháp luật
Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật? Trường hợp nào mà nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện đảm bảo dự thầu?
Pháp luật
Có được hoàn trả bảo đảm dự thầu trong trường hợp nhà thầu không đến thương thảo hợp đồng hay không?
Pháp luật
Các trường hợp nào áp dụng bảo đảm dự thầu? Việc hoàn trả bảo đảm dự thầu được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có thể ký bảo đảm dự thầu mà không cần có giấy ủy quyền hay không? Có thể thực hiện bảo đảm dự thầu thông qua các hình thức nào?
Pháp luật
Có áp dụng bảo đảm dự thầu trong trường hợp chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cho thuê quảng cáo không?
Pháp luật
Bảo đảm dự thầu là gì? 03 mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu theo Luật Đấu thầu mới nhất?
Pháp luật
02 Mẫu bảo lãnh dự thầu không hủy ngang trong E HSMT dịch vụ phi tư vấn 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ? Bảo đảm dự thầu không hợp lệ khi nào?
Pháp luật
Bảo đảm dự thầu bị tịch thu trong trường hợp nào? Khi nào nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu với giá trị gấp 3 lần yêu cầu?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào