Bạo động là gì? Mức án cao nhất đối với đồng phạm tội bạo động có phải tù chung thân hay không?
Bạo động là gì?
Hiện nay, pháp luật không có định nghĩa cụ thể khái niệm "Bạo động là gì".
Tại Điều 112 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định về tội bạo loạn như sau:
Tội bạo loạn
Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Theo Từ điển tiếng Việt, bạo động hay còn được gọi là bạo loạn được hiểu là dùng bạo lực nổi dậy nhằm lật đổ chính quyền. Bạo động thường xảy ra khi đám đông có cảm giác bị đối xử không công bằng hoặc bất đồng quan điểm.
Bạo động là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng ly khai, đối lập trong nước hoặc cấu kết với nước ngoài tiến hành nhằm mục đích chống lại chính quyền, tài sản sở hữu hoặc nhân dân (thông qua các hành vi trộm cắp, phá hoại và phá hủy tài sản công cộng hoặc tư nhân...).
Mức án cao nhất đối với đồng phạm tội bạo động có phải tù chung thân hay không?
Tội bạo loạn được quy định tại Điều 112 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Tội bạo loạn
Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Căn cứ trên quy định người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
- Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
- Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, trường hợp là người đồng phạm khác trong tội bạo động thì bị phạt tù từ 05 năm đến cao nhất là 15 năm mà không phải tù chung thân.
Bạo động là gì? Mức án cao nhất đối với đồng phạm tội bạo động có phải tù chung thân hay không? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm tội bạo động ra sao?
Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm tội bạo động được quy định tại Điều 58 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Căn cứ trên quy định việc xác định trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm tội bạo động cần đảm bảo nguyên tắc sau đây:
- Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
- Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
....
Và tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
...
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tội bạo loạn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?