Báo hiệu kilômét địa danh trên một tuyến đường thuỷ nội địa là gì? Chiều xác định số kilômét của báo hiệu này được thực hiện như thế nào?
- Báo hiệu kilômét địa danh trên một tuyến đường thuỷ nội địa là gì?
- Chiều xác định số kilômét của báo hiệu kilômét địa danh trên một tuyến đường thuỷ nội địa được thực hiện như thế nào?
- Vị trí ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu kilômét địa danh trên một tuyến đường thuỷ nội địa được quy định như thế nào?
Báo hiệu kilômét địa danh trên một tuyến đường thuỷ nội địa là gì?
Báo hiệu kilômét địa danh trên một tuyến đường thuỷ nội địa được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 35/2012/TT-BGTVT như sau:
2. Báo hiệu kilômét-địa danh trên một tuyến đường thuỷ nội địa là báo hiệu thông báo cự ly từ địa danh ghi trên báo hiệu đến điểm khởi đầu (km0) của tuyến đường thuỷ nội địa theo quy ước thống nhất.
3. Trục tim luồng chạy tàu là đường thẳng hoặc đường cong trơn liên tục, nối các điểm giữa của luồng chạy tàu.
4. Nước ròng thấp là vị trí thấp nhất của mực nước biển trong các chu kỳ dao động triều.
5. Thượng lưu là phía thượng nguồn của sông, kênh, rạch, hồ thủy điện.
6. Hạ lưu là phía hạ nguồn của sông, kênh, rạch, hồ thủy điện.
Như vậy, theo quy định trên thì báo hiệu kilômét-địa danh trên một tuyến đường thuỷ nội địa là báo hiệu thông báo cự ly từ địa danh ghi trên báo hiệu đến điểm khởi đầu (km0) của tuyến đường thuỷ nội địa theo quy ước thống nhất.
Báo hiệu kilômét địa danh trên một tuyến đường thuỷ nội địa là gì? (Hình từ Internet)
Chiều xác định số kilômét của báo hiệu kilômét địa danh trên một tuyến đường thuỷ nội địa được thực hiện như thế nào?
Chiều xác định số kilômét của báo hiệu kilômét địa danh trên một tuyến đường thuỷ nội địa được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 35/2012/TT-BGTVT, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 49/2018/TT-BGTVT như sau:
Nguyên tắc xác định vị trí đặt báo hiệu kilômét-địa danh
1. Chiều xác định số kilômét của báo hiệu kilômét-địa danh được thực hiện như sau:
a) Đối với đường thủy nội địa trên sông, kênh và hồ theo hướng từ hạ lưu về thượng lưu (từ cửa sông đổ ra biển, cửa sông nhỏ đổ ra sông lớn về thượng lưu) hoặc từ Đông sang Tây;
b) Đối với đường thủy nội địa trên vịnh, ven biển, đầm, phá theo hướng từ Bắc xuống Nam;
c) Đối với đường thủy nội địa từ bờ ra đảo theo hướng từ đất liền ra đảo và nối giữa các đảo theo hướng từ Bắc xuống Nam.
2. Cách xác định điểm khởi đầu (km0) và điểm kết thúc tuyến đường thuỷ nội địa.
a) Đối với đường thủy nội địa trên sông chảy trực tiếp ra biển:
- Điểm khởi đầu là điểm giao nhau giữa đường trục tim luồng với đường nối điểm nhô xa nhất của hai bờ cao cửa sông khi nước ròng thấp;
- Điểm kết thúc là điểm giao nhau giữa đường trục tim luồng với mặt cắt mép ngoài cùng của cảng, bến thuỷ nội địa hoặc là điểm giao nhau giữa trục tim luồng với mặt cắt ngang sông cuối cùng phía thượng lưu tuyến đường thuỷ nội địa.
b) Đối với đường thủy nội địa trên sông nhỏ đổ ra sông lớn:
- Điểm khởi đầu tuyến là điểm giao nhau giữa hai hay nhiều trục tim luồng;
- Điểm kết thúc tuyến được xác định theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Đối với đường thủy nội địa trên kênh:
Điểm khởi đầu và điểm kết thúc là điểm giao nhau giữa hai hay nhiều trục tim luồng ở đầu hoặc cuối kênh;
…
Theo đó, chiều xác định số kilômét của báo hiệu kilômét địa danh trên một tuyến đường thuỷ nội địa được thực hiện như sau:
- Đối với đường thủy nội địa trên sông, kênh và hồ theo hướng từ hạ lưu về thượng lưu (từ cửa sông đổ ra biển, cửa sông nhỏ đổ ra sông lớn về thượng lưu) hoặc từ Đông sang Tây;
- Đối với đường thủy nội địa trên vịnh, ven biển, đầm, phá theo hướng từ Bắc xuống Nam;
- Đối với đường thủy nội địa từ bờ ra đảo theo hướng từ đất liền ra đảo và nối giữa các đảo theo hướng từ Bắc xuống Nam.
Vị trí ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu kilômét địa danh trên một tuyến đường thuỷ nội địa được quy định như thế nào?
Vị trí ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu kilômét địa danh trên một tuyến đường thuỷ nội địa được quy định tại Điều 9 Thông tư 35/2012/TT-BGTVT như sau:
Vị trí ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu
1. Đối với báo hiệu dưới nước được ghi ở phần giữa của giá phao.
2. Đối với báo hiệu trên bờ được ghi ở 2/3 chiều cao cột trở xuống. Trường hợp nhiều biển báo hiệu được lắp trên cùng một cột thì ghi ký hiệu, số thứ tự từ trên xuống dưới theo thứ tự lắp đặt các biển báo hiệu.
3. Đối với báo hiệu cầu được ghi ở biển phụ, biển phụ được đặt ở dưới biển chính.
4. Quy cách ghi ký hiệu, số thứ tự báo hiệu theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì vị trí ghi ký hiệu, số thứ tự trên báo hiệu kilômét địa danh trên một tuyến đường thuỷ nội địa được quy định như sau:
- Đối với báo hiệu dưới nước được ghi ở phần giữa của giá phao.
- Đối với báo hiệu trên bờ được ghi ở 2/3 chiều cao cột trở xuống. Trường hợp nhiều biển báo hiệu được lắp trên cùng một cột thì ghi ký hiệu, số thứ tự từ trên xuống dưới theo thứ tự lắp đặt các biển báo hiệu.
- Đối với báo hiệu cầu được ghi ở biển phụ, biển phụ được đặt ở dưới biển chính.
- Quy cách ghi ký hiệu, số thứ tự báo hiệu theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Báo hiệu đường thủy nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?