Bảo lưu quyền sở hữu có buộc ghi trong hợp đồng mua bán? Bên mua có phải chịu trách nhiệm về hao mòn tự nhiên của tài sản được bảo lưu quyền sở hữu?
- Bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng không?
- Bảo lưu quyền sở hữu có bắt buộc ghi trong hợp đồng mua bán hay không?
- Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp nào theo quy định?
- Bên mua có phải chịu trách nhiệm về hao mòn tự nhiên của tài sản được bảo lưu quyền sở hữu?
- Quyền đòi lại tài sản trong bảo lưu quyền sở hữu được quy định ra sao?
- Trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu bên nào sẽ là bên chịu rủi ro về tài sản?
Bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng không?
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
Theo quy định này thì bảo lưu quyền sở hữu là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Bảo lưu quyền sở hữu có bắt buộc ghi trong hợp đồng mua bán hay không?
Bảo lưu quyền sở hữu được quy định tại Điều 331 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Bảo lưu quyền sở hữu
1. Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.
2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.
3. Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Theo đó, bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.
Theo quy định này thì bảo lưu quyền sở hữu có thể được lập thành văn bản riêng mà không bắt buộc ghi trong hợp đồng mua bán.
Bảo lưu quyền sở hữu có buộc ghi trong hợp đồng mua bán? Bên mua có phải chịu trách nhiệm về hao mòn tự nhiên của tài sản được bảo lưu quyền sở hữu? (hình từ internet)
Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp nào theo quy định?
Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu được quy định tại Điều 334 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu
Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong.
2. Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.
3. Theo thỏa thuận của các bên.
Theo quy định này thì bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong.
- Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.
- Theo thỏa thuận của các bên.
Bên mua có phải chịu trách nhiệm về hao mòn tự nhiên của tài sản được bảo lưu quyền sở hữu?
Tại Điều 41 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản mua như sau:
Quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản mua
1. Trường hợp bên mua phải trả lại tài sản mua cho bên bán do vi phạm nghĩa vụ thanh toán nhưng tại thời điểm hoàn trả, giá trị tài sản lớn hơn giá trị tài sản ban đầu do bên mua hoặc bên thứ ba đã đầu tư làm tăng giá trị tài sản thì bên bán phải hoàn lại giá trị chênh lệch cho người đã đầu tư vào tài sản.
Việc đầu tư vào tài sản mua phải phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định này.
2. Bên mua không phải chịu trách nhiệm về hao mòn tự nhiên của tài sản được bảo lưu quyền sở hữu.
Theo đó, bên mua không phải chịu trách nhiệm về hao mòn tự nhiên của tài sản được bảo lưu quyền sở hữu.
Quyền đòi lại tài sản trong bảo lưu quyền sở hữu được quy định ra sao?
Quyền đòi lại tài sản trong bảo lưu quyền sở hữu được quy định tại Điều 332 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quyền đòi lại tài sản
Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo đó, trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu bên nào sẽ là bên chịu rủi ro về tài sản?
Bên chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu được quy định tại Điều 333 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản
1. Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.
2. Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, bên mua tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.
- Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu bên nào sẽ là bên chịu rủi ro về tài sản là bên mua tài sản.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo lưu quyền sở hữu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?