Bảo quản vật chứng không thể vận chuyển về kho vật chứng theo quy trình như thế nào? Bảo vệ kho vật chứng có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo quản vật chứng?
Bảo quản vật chứng không thể vận chuyển về kho vật chứng theo quy trình như thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định về bảo quản vật chứng đặc thù hoặc vật chứng không thể vận chuyển, di dời về kho vật chứng như sau:
Bảo quản vật chứng đặc thù hoặc vật chứng không thể vận chuyển, di dời về kho vật chứng
1. Bước 1. Xác định phương án bảo quản
- Thủ kho hoặc Chấp hành viên căn cứ vào tính chất của từng vật chứng, tài sản đề xuất phương án bảo quản cụ thể;
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét và ký duyệt.
2. Bước 2. Tổ chức thực hiện
...
2.2. Đối với vật chứng, tài sản không thể vận chuyển, di dời về bảo quản tại kho vật chứng
- Thủ kho hoặc Chấp hành viên chuẩn bị tài liệu, chứng từ cần thiết để thuê cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản vật chứng;
- Thủ kho hoặc Chấp hành viên thực hiện giao vật chứng, tài sản theo quy định và phương án đã được phê duyệt;
- Lập biên bản giao nhận vật chứng với cá nhân, tổ chức được thuê bảo quản.
3. Bước 3. Lưu trữ chứng từ, tài liệu
Bộ chứng từ, tài liệu gồm: Giấy đề nghị các cơ quan chức năng hoặc cá nhân, tổ chức tiếp nhận vật chứng, tài sản; biên bản giao nhận vật chứng, tài sản.
Thủ kho, Chấp hành viên, Kế toán nghiệp vụ và cá nhân, tổ chức được cơ quan thi hành án dân sự thuê bảo quản mỗi bên giữ 01 bộ.
Như vậy, bảo quản vật chứng không thể vận chuyển về kho vật chứng trong thi hành án dân sự theo quy trình 03 bước sau:
Bước 1. Xác định phương án bảo quản
- Thủ kho vật chứng hoặc Chấp hành viên căn cứ vào tính chất của từng vật chứng, tài sản đề xuất phương án bảo quản cụ thể;
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét và ký duyệt.
Bước 2. Tổ chức thực hiện đối với vật chứng không thể vận chuyển, di dời về bảo quản tại kho vật chứng
- Thủ kho hoặc Chấp hành viên chuẩn bị tài liệu, chứng từ cần thiết để thuê cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản vật chứng;
- Thủ kho hoặc Chấp hành viên thực hiện giao vật chứng, tài sản theo quy định và phương án đã được phê duyệt;
- Lập biên bản giao nhận vật chứng với cá nhân, tổ chức được thuê bảo quản.
Bước 3. Lưu trữ chứng từ, tài liệu
Bộ chứng từ, tài liệu gồm:
- Giấy đề nghị các cơ quan chức năng hoặc cá nhân, tổ chức tiếp nhận vật chứng, tài sản;
- Biên bản giao nhận vật chứng, tài sản.
Thủ kho vật chứng, Chấp hành viên, Kế toán nghiệp vụ và cá nhân, tổ chức được cơ quan thi hành án dân sự thuê bảo quản mỗi bên giữ 01 bộ.
Bảo quản vật chứng không thể vận chuyển về kho vật chứng trong thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Bảo vệ kho vật chứng có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo quản vật chứng trong thi hành án dân sự?
Theo Điều 9 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của Bảo vệ kho vật chứng
1. Thực hiện việc bảo vệ kho vật chứng theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng đơn vị về an ninh, an toàn đối với kho vật chứng.
2. Phối hợp với Thủ kho vật chứng trong việc báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự về việc vật chứng bị mất, hư hỏng.
Theo quy định trên, Bảo vệ kho vật chứng có trách nhiệm thực hiện việc bảo vệ kho vật chứng theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng đơn vị về an ninh, an toàn đối với kho vật chứng.
Đồng thời, phối hợp với Thủ kho vật chứng trong việc báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự về việc vật chứng bị mất, hư hỏng.
Thủ kho vật chứng có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo quản vật chứng trong thi hành án dân sự?
Theo khoản 3 Điều 8 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định trách nhiệm của Thủ kho vật chứng như sau:
Trách nhiệm của Thủ kho vật chứng
1. Phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng, Chấp hành viên, Kế toán nghiệp vụ thực hiện các thủ tục nhập kho vật chứng theo quy định.
2. Phối hợp với Hội đồng tiêu hủy vật chứng, Chấp hành viên, Kế toán nghiệp vụ và cơ quan tiến hành tố tụng để thực hiện các thủ tục xuất kho vật chứng theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
3. Thực hiện các biện pháp cần thiết để quản lý, bảo quản vật chứng theo quy định và phối hợp với Chấp hành viên, Kế toán nghiệp vụ, Bảo vệ kho vật chứng thực hiện việc kiểm kê vật chứng theo quy định.
4. Kịp thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự khi phát hiện vật chứng bị mất, hư hỏng, thiếu hụt, thay đổi hiện trạng niêm phong và thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sửa chữa, mở rộng, nâng cấp, trang bị các phương tiện cần thiết cho việc quản lý kho vật chứng.
Theo đó, trách nhiệm của Thủ kho vật chứng trong việc tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự được quy định cụ thể trên.
Như vậy, Thủ kho vật chứng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để quản lý, bảo quản vật chứng theo quy định và phối hợp với Chấp hành viên, Kế toán nghiệp vụ, Bảo vệ kho vật chứng thực hiện việc kiểm kê vật chứng theo quy định.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo quản vật chứng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?