Quy trình bảo quản vật chứng trong thi hành án dân sự thực hiện như thế nào? Khi bảo quản vật chứng cần tuân theo nguyên tắc gì?
Quy trình bảo quản vật chứng trong thi hành án dân sự thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định về bảo quản vật chứng như sau:
Bảo quản vật chứng
1. Bước 1. Xác định vị trí và phương án bảo quản vật chứng
Thủ kho vật chứng tổ chức sắp xếp vật chứng vào kho vật chứng đảm bảo gọn gàng, ngăn nắp, dễ tìm, dễ thấy, dễ trích xuất; có sự phân biệt không gian giữa vật chứng đã có hay chưa bản án, quyết định của Tòa án hoặc tài sản do Chấp hành viên tạm giữ, kê biên để thi hành án.
2. Bước 2. Thực hiện bảo quản vật chứng
- Thủ kho tiến hành dán nhãn, lập thẻ kho và vào sổ theo dõi vật chứng, tài sản bị kê biên, tạm giữ theo quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự đối với từng vật chứng vừa được nhập kho;
- Kế toán nghiệp vụ vào sổ theo dõi tài sản, tang vật theo quy định tại Thông tư số 91/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.
Theo quy định trên, quy trình bảo quản vật chứng trong thi hành án dân sự thực hiện như sau:
Bước 1. Xác định vị trí và phương án bảo quản vật chứng
- Thủ kho vật chứng tổ chức sắp xếp vật chứng vào kho vật chứng đảm bảo gọn gàng, ngăn nắp, dễ tìm, dễ thấy, dễ trích xuất;
- Đồng thời, có sự phân biệt không gian giữa vật chứng đã có hay chưa bản án, quyết định của Tòa án hoặc tài sản do Chấp hành viên tạm giữ, kê biên để thi hành án.
Bước 2. Thực hiện bảo quản vật chứng
- Thủ kho vật chứng tiến hành dán nhãn, lập thẻ kho và vào sổ theo dõi vật chứng, tài sản bị kê biên, tạm giữ theo quy định tại Thông tư 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự đối với từng vật chứng vừa được nhập kho;
- Kế toán nghiệp vụ vào sổ theo dõi tài sản, tang vật theo quy định tại Thông tư 91/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự, tuy nhiên, quy định trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 78/2020/TT-BTC.
Bảo quản vật chứng trong thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Thủ kho vật chứng có trách nhiệm như thế nào khi bảo quản vật chứng trong thi hành án dân sự?
Căn cứ theo Điều 8 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của Thủ kho vật chứng
1. Phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng, Chấp hành viên, Kế toán nghiệp vụ thực hiện các thủ tục nhập kho vật chứng theo quy định.
2. Phối hợp với Hội đồng tiêu hủy vật chứng, Chấp hành viên, Kế toán nghiệp vụ và cơ quan tiến hành tố tụng để thực hiện các thủ tục xuất kho vật chứng theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
3. Thực hiện các biện pháp cần thiết để quản lý, bảo quản vật chứng theo quy định và phối hợp với Chấp hành viên, Kế toán nghiệp vụ, Bảo vệ kho vật chứng thực hiện việc kiểm kê vật chứng theo quy định.
4. Kịp thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự khi phát hiện vật chứng bị mất, hư hỏng, thiếu hụt, thay đổi hiện trạng niêm phong và thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sửa chữa, mở rộng, nâng cấp, trang bị các phương tiện cần thiết cho việc quản lý kho vật chứng.
Theo đó, trách nhiệm của Thủ kho vật chứng khi bảo quản vật chứng trong thi hành án dân sự được quy định cụ thể trên.
Khi bảo quản vật chứng trong thi hành án dân sự cần tuân theo những nguyên tắc gì?
Theo Điều 3 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng
1. Đảm bảo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường.
3. Không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự và các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Như vậy, khi bảo quản vật chứng trong thi hành án dân sự cần tuân theo những nguyên tắc quản lý vật chứng sau:
- Đảm bảo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và các quy định pháp luật có liên quan.
- Đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường.
- Không làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự và các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo quản vật chứng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?
- Việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động có được phép thực hiện trong ca làm việc không?
- Mẫu ý kiến nhận xét đảng viên dự bị của tổ chức đoàn thể nơi làm việc? Hướng dẫn ưu và khuyết điểm nhận xét đảng viên dự bị?