Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là gì? Việc điều tra, đánh giá định kỳ bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên gồm các nội dung nào?

Tôi có câu hỏi là bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là gì? Việc điều tra, đánh giá định kỳ bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên gồm các nội dung nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.P đến từ Huế.

Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là gì?

Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

Nội dung bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
1. Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.
2. Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là một nội dung của Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.
3. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ di sản thiên nhiên. Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được hưởng quyền lợi từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên thì bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là một nội dung của Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

di sản thiên nhiên việt nam

Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là gì? Việc điều tra, đánh giá định kỳ bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên gồm các nội dung nào? (Hình từ Internet)

Việc điều tra, đánh giá định kỳ bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên gồm các nội dung nào?

Việc điều tra, đánh giá định kỳ bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên gồm các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:

Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
1. Điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên bao gồm điều tra, đánh giá định kỳ 05 năm một lần và hoạt động điều tra, đánh giá khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Việc điều tra, đánh giá định kỳ bao gồm các nội dung sau đây:
a) Diễn biến môi trường và các giá trị thiên nhiên cần bảo vệ, bảo tồn theo tiêu chí xác lập, công nhận di sản thiên nhiên;
b) Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội có tác động xấu đến môi trường di sản thiên nhiên; hoạt động khai thác, sử dụng các giá trị tài nguyên, dịch vụ hệ sinh thái của di sản thiên nhiên;
c) Hoạt động phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ, bảo tồn các giá trị của thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên; thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật;
d) Nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Ban quản lý hoặc tổ chức được giao quản lý di sản thiên nhiên thực hiện điều tra, đánh giá định kỳ di sản thiên nhiên theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này; gửi báo cáo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có di sản thiên nhiên và cập nhật kết quả điều tra, đánh giá theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan.

Như vậy, theo quy định trên thì việc điều tra, đánh giá định kỳ bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên gồm các nội dung sau:

- Diễn biến môi trường và các giá trị thiên nhiên cần bảo vệ, bảo tồn theo tiêu chí xác lập, công nhận di sản thiên nhiên;

- Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội có tác động xấu đến môi trường di sản thiên nhiên; hoạt động khai thác, sử dụng các giá trị tài nguyên, dịch vụ hệ sinh thái của di sản thiên nhiên;

- Hoạt động phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ, bảo tồn các giá trị của thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên; thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật;

- Nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Di sản thiên nhiên được phân thành bao nhiêu cấp?

Di sản thiên nhiên được phân thành bao nhiêu cấp, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:

Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
4. Căn cứ vào quy mô diện tích, phạm vi ảnh hưởng, ý nghĩa, tầm quan trọng về các giá trị của thiên nhiên cần bảo vệ, bảo tồn, di sản thiên nhiên được phân cấp như sau:
a) Di sản thiên nhiên cấp tỉnh, bao gồm: khu bảo tồn thiên nhiên cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản; danh lam thắng cảnh là di tích cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; vùng đất ngập nước quan trọng cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học; di sản thiên nhiên quy định tại Điều 19 Nghị định này và có ảnh hưởng tích cực, có ý nghĩa, giá trị và tầm quan trọng đối với bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của địa phương;
b) Di sản thiên nhiên cấp quốc gia, bao gồm: khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản; danh lam thắng cảnh là di tích cấp quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; vùng đất ngập nước quan trọng cấp quốc gia theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học; di sản thiên nhiên quy định tại Điều 19 Nghị định này và ảnh hưởng tích cực, có ý nghĩa, giá trị và tầm quan trọng đối với bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của quốc gia;
c) Di sản thiên nhiên cấp quốc gia đặc biệt, bao gồm: danh lam thắng cảnh là di tích cấp quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, công viên địa chất toàn cầu đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận; vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar) đã được Ban thư ký Công ước về các vùng đất ngập nước (Công ước Ramsar) công nhận; vườn di sản ASEAN được Ban thư ký ASEAN công nhận và các di sản thiên nhiên được các tổ chức quốc tế công nhận.

Như vậy, theo quy định trên thì di sản thiên nhiên được phân thành bao 03 cấp như sau: di sản thiên nhiên cấp tỉnh; di sản thiên nhiên cấp quốc gia; di sản thiên nhiên cấp quốc gia đặc biệt.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản thiên nhiên

Bùi Thị Thanh Sương

Di sản thiên nhiên
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Di sản thiên nhiên có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di sản thiên nhiên
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để được công nhận là di sản thiên nhiên thì nơi đó phải có vẻ đẹp hiếm gặp của thiên nhiên đúng không?
Pháp luật
Di sản thiên nhiên có bao gồm danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có được tự quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp khi có nguy cơ khẩn cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường di sản thiên nhiên không?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là gì? Việc điều tra, đánh giá định kỳ bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên gồm các nội dung nào?
Pháp luật
Hộ gia đình tham gia quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên có được hưởng quyền lợi từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên không?
Pháp luật
Di sản thiên nhiên được công nhận dựa trên những tiêu chí nào? Trình tự, thủ tục để công nhận di sản thiên nhiên được quy định ra sao?
Pháp luật
Di sản thiên nhiên thế giới là gì? Quy chế bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới được xây dựng theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Tiêu chí để một danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản thiên nhiên hiện nay là gì?
Pháp luật
Di sản thiên nhiên có được bảo vệ về môi trường không? Cơ quan chức năng có trách nhiệm như thế nào trong bảo vệ di sản thiên nhiên?
Pháp luật
Di sản thiên nhiên bao gồm những gì? Việc công nhận di sản thiên nhiên theo Luật Bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của ai?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào