Bật xi nhan chuyển hướng là thành xe ưu tiên? Phải bật xi nhan trước bao lâu để xin chuyển hướng xe?
Xi nhan là gì?
Tại khoản 1 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về việc sử dụng làn đường như sau:
Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về việc chuyển hướng xe như sau:
Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
...
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng có quy định như sau:
Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
...
3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
...
Theo quy định vừa nêu thì xi nhan hay đèn xi nhan được hiểu là tín hiệu thông bao của người điều khiển xe, đây được xem là một phương tiện giao tiếp giữa người lái xe và các phương tiện khác.
Người điều khiển xe phải bật đèn xi nhan để thông báo ý định chuyển làn, chuyển hướng của mình.
Bật xi nhan chuyển hướng là thành xe ưu tiên? Phải bật xi nhan trước bao lâu để xin chuyển hướng xe? (Hình từ internet)
Bật xi nhan xin chuyển hướng là thành xe ưu tiên có đúng không?
Tại khoản 2 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về việc chuyển hướng xe như sau:
Chuyển hướng xe
...
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
...
Theo đó, người điều khiển xe tham gia giao thông khi chuyển hướng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
Như vậy có thể hiểu khi bật xi nhan khi chuyển hướng không phải mặc nhiên xe của người điều khiển sẽ trở thành "Xe ưu tiên", những người điều khiển xe khác phải nhường đường cho người bật xi nhan.
Ngược lại, khi bật xi nhan xin chuyển hướng xe, người điều khiển xe có trách nhiệm phải quan sát phần đường định chuyển hướng để nhường quyền cho các đối tượng theo quy định. Đồng thời, đảm bảo không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác khi mình chuyển hướng.
Lưu ý: Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Phải bật xi nhan trước bao nhiêu lâu để xin chuyển hướng xe?
Căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ 2008 và các văn bản khác có liên quan thì hiện tại pháp luật chưa có quy định người điều khiển xe phải bật xi nhan trước bao nhiêu lâu để xin chuyển hướng xe.
Tuy nhiên, tại Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có quy định về khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông trên đường như sau:
(1) Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
(2) Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường
Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
- Khoảng cách tối thiểu giữa các xe là 35 m, nếu xe di chuyển với vận tốc 60km/h.
- Khoảng cách tối thiểu giữa các xe là 55 m, nếu xe di chuyển với vận tốc từ trên 60 - 80km/h.
- Khoảng cách tối thiểu giữa các xe là 70 m, nếu xe di chuyển với vận tốc từ trên 80 - 100km/h.
- Khoảng cách tối thiểu giữa các xe là 100 m, nếu xe di chuyển với vận tốc từ trên 100 - 120km/h.
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.
Trường hợp trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định khi mặt đường khô ráo nêu trên.
Như vậy, người điều khiển xe phải tự xác định thời gian bật xi nhan xin chuyển hướng, đảm bảo trước khi chuyển hướng xe của mình đã đảm bảo được khoản cách an toàn với các xe khác theo quy định vừa nêu trên.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bật xi nhan có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?