Bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh được quyền điều chỉnh phí bảo lãnh, điều chỉnh lãi suất hay không?
Bên bảo lãnh đối ứng được phép điều chỉnh phí bảo lãnh, điều chỉnh lãi suất không?
Bên bảo lãnh đối ứng được phép điều chỉnh phí bảo lãnh, điều chỉnh lãi suất không thì căn cứ theo quy định tại Điều 28 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực ngày 01/04/2023) như sau:
Quyền của bên bảo lãnh đối ứng
1. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng.
2. Đề nghị bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng của mình đối với bên nhận bảo lãnh.
3. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh đối ứng và tài sản đảm bảo (nếu có).
4. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh (nếu cần).
5. Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.
6. Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt.
7. Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng khi hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không hợp lệ hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ, tài liệu xuất trình là giả mạo.
8. Hạch toán ghi nợ đối với số tiền trả thay cho bên được bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu bên được bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh theo cam kết.
9. Xử lý tài sản bảo đảm của bên được bảo lãnh theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
10. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
11. Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật.
12. Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Căn cứ vào quy định trên, việc điều chỉnh phí bảo lãnh, điều chỉnh lãi suất là một trong những quyền của bên bảo lãnh đối ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trước đó, quyên của bên bảo lãnh đối ứng được quy định tại Điều 28 Thông tư 07/2015/TT-NHNN (Hết hiệu lực ngày 01/04/2023) như sau:
- Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng.
- Đề nghị bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng của mình đối với bên nhận bảo lãnh.
- Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh đối ứng và tài sản đảm bảo (nếu có).
- Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh (nếu cần).
- Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.
- Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất.
- Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thanh toán không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo.
- Hạch toán ghi nợ cho bên được bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh, yêu cầu bên được bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh theo cam kết.
- Xử lý tài sản bảo đảm của bên được bảo lãnh theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
- Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
- Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật.
- Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Căn cứ vào quy định trên, việc điều chỉnh phí bảo lãnh, điều chỉnh lãi suất là một trong những quyền của bên bảo lãnh đối ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh
Bên xác nhận bảo lãnh được phép điều chỉnh phí bảo lãnh, điều chỉnh lãi suất không?
Bên xác nhận bảo lãnh được phép điều chỉnh phí bảo lãnh, điều chỉnh lãi suất theo Điều 29 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực ngày 01/04/2023) như sau:
Quyền của bên xác nhận bảo lãnh
1. Chấp thuận hoặc từ chối đề nghị xác nhận bảo lãnh.
2. Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có).
3. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh (nếu cần).
4. Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt.
5. Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.
6. Hạch toán ghi nợ đối với số tiền trả thay cho bên bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.
7. Xử lý tài sản bảo đảm của bên bảo lãnh hoặc bên được bảo lãnh theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
8. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
9. Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật.
10. Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không hợp lệ hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ, tài liệu xuất trình là giả mạo.
11. Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, có thể thấy bên xác nhận bảo lãnh được phép điều chỉnh phí bảo lãnh, điều chỉnh lãi suất theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ quy định tại Điều 29 Thông tư 07/2015/TT-NHNN (Hết hiệu lực ngày 01/04/2023) như sau: quyền của bên xác nhận bảo lãnh được quy định cụ thể bao gồm những điều sau:
- Chấp thuận hoặc từ chối đề nghị xác nhận bảo lãnh.
- Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có).
- Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh (nếu cần).
- Thỏa thuận với bên được bảo lãnh và/hoặc khách hàng về nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, trình tự, thủ tục hoàn trả đối với nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh mà bên xác nhận bảo lãnh đã thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh.
- Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.
- Hạch toán ghi nợ cho bên bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, yêu cầu bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.
- Xử lý tài sản bảo đảm của bên bảo lãnh hoặc bên được bảo lãnh theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
- Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
- Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật,
- Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thanh toán không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh hoặc bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo.
- Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, có thể thấy bên xác nhận bảo lãnh được phép điều chỉnh phí bảo lãnh, điều chỉnh lãi suất theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh là gì?
Nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh được quy định theo Điều 30 Thông tư 11/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực ngày 01/04/2023) như sau:
Nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và bên xác nhận bảo lãnh
1. Có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến thẩm quyền phát hành cam kết bảo lãnh cho các bên có liên quan; thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nhận được yêu cầu phù hợp với quy định tại cam kết bảo lãnh.
2. Thực hiện đầy đủ và đúng nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại Điều 22 Thông tư này.
3. Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh.
4. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho bên bảo đảm khi thanh lý thỏa thuận cấp bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác.
5. Trong vòng 05 ngày làm việc tiếp theo sau ngày nhận được văn bản khiếu nại của bên nhận bảo lãnh về lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, phải có văn bản trả lời bên khiếu nại.
6. Thực hiện lưu giữ hồ sơ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
7. Hướng dẫn bên nhận bảo lãnh về việc kiểm tra và xác nhận tính xác thực của cam kết bảo lãnh được phát hành.
8. Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật
Như vậy, theo quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh được phép thực hiện hoạt động điều chỉnh phí bảo lãnh, điều chỉnh lãi suất. Ngoài ra, nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh cũng được quy định cụ thể như trên.
Trước đây, nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và bên xác nhận bảo lãnh được quy định tại Điều 30 Thông tư 07/2015/TT-NHNN (Hết hiệu lực ngày 01/04/2023) như sau:
- Có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến thẩm quyền phát hành cam kết bảo lãnh cho các bên có liên quan; thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nhận được yêu cầu phù hợp với quy định tại cam kết bảo lãnh.
- Thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại Điều 21 Thông tư này.
- Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho bên bảo đảm khi thanh lý thỏa thuận cấp bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác.
- Chậm nhất sau 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại của bên nhận bảo lãnh về lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, phải có văn bản trả lời bên khiếu nại.
- Thực hiện lưu giữ hồ sơ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn đối với bên nhận bảo lãnh việc kiểm tra và xác nhận tính xác thực của cam kết bảo lãnh được phát hành.
- Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh được phép thực hiện hoạt động điều chỉnh phí bảo lãnh, điều chỉnh lãi suất. Ngoài ra, nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh cũng được quy định cụ thể như trên.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo lãnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
- Ngày 28 11 là ngày sinh của ai? 28/11/2024 là thứ mấy? 28 11 2024 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?