Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm thì có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm không?
- Bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm không?
- Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm là gì?
- Thủ tục chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm được thực hiện như thế nào?
Bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm không?
Theo căn cứ tại khoản 4 Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
1. Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí;
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm quy định tại Điều 23 của Luật này;
3. Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;
4. Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 4 Điều 92 của Luật này.
Như vậy, bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 4 Điều 92 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm thì có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm không? (hình từ internet).
Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm là gì?
Theo căn cứ tại Điều 27 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm
...
2. Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm hoàn phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
3. Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 26 của Luật này, đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có giá trị hoàn lại, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
4. Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 4 Điều 26 của Luật này, bên mua bảo hiểm được nhận lại giá trị hoàn lại hoặc phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm phù hợp với từng sản phẩm bảo hiểm. Trường hợp giá trị tài sản thấp hơn so với dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao, số tiền bên mua bảo hiểm nhận lại được tính toán trên cơ sở tỷ lệ giữa giá trị tài sản và dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
Như vậy, trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm thì:
Bên mua bảo hiểm được nhận lại giá trị hoàn lại hoặc phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm phù hợp với từng sản phẩm bảo hiểm.
Trường hợp giá trị tài sản thấp hơn so với dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao, số tiền bên mua bảo hiểm nhận lại được tính toán trên cơ sở tỷ lệ giữa giá trị tài sản và dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
Thủ tục chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm được thực hiện như thế nào?
Theo căn cứ tại Điều 93 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì thủ tục chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm được thực hiện như sau:
- Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm phải có văn bản đề nghị chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm gửi đến Bộ Tài chính, trong đó nêu rõ lý do chuyển giao, kèm theo kế hoạch và hợp đồng chuyển giao. Việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm chỉ được tiến hành sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm phải công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đó về việc chuyển giao và thông báo cho bên mua bảo hiểm bằng văn bản.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp mới nhất? Tiêu chí chung về đánh giá xếp loại chất lượng công chức?
- Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì? Ngày 18 11 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch?
- Thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?