Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm đối với người khiếm thị hoặc không biết chữ thì ký tên được thực hiện như thế nào?

Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm đối với người khiếm thị hoặc không biết chữ thì ký tên được thực hiện như thế nào? Hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp này phải có những nội dung chủ yếu nào? Đây là câu hỏi của chị N.T đến từ Khánh Hòa.

Ký tên khi giao kết hợp đồng bảo hiểm đối với người khiếm thị hoặc không biết chữ thì thực hiện như thế nào?

Tại Bộ luật Dân sự 2015, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì không có hướng dẫn cụ thể cho trường hợp người khiếm thị hoặc không biết chữ thì thủ tục ký tên khi giao kết hợp đồng bảo hiểm bằng văn bản như thế nào.

Tại Bộ luật Dân sự 2015 chỉ có hướng dẫn cho trường hợp cho cá nhân lập di chúc nhưng bị khiếm thị, không biết chữ cụ thể tại khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Chị có thể tham khảo theo quy định trên để áp dụng tương tự.

Trong công chứng thì có hướng dẫn tại Điều 48 Luật Công chứng 2014 như sau:

Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
...
2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
...

Trên thực tế thì đối với trường hợp ký kết hợp đồng bằng văn bản nhưng không có công chứng (đối với các hợp đồng không bắt buộc công chứng và các bên cũng không có nhu cầu công chứng) thì để chứng minh được việc người khiếm thị, người không biết chữ xác lập hợp đồng thì tổ chức, cá nhân cũng vận dụng tương tự, người khiếm thị, người không biết chữ sẽ điểm chỉ vào hợp đồng và sẽ có thêm người làm chứng chứng kiến sự việc và ký tên xác nhận vào hợp đồng ở mục người làm chứng.

hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm (Hình từ Internet)

Giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm với người khiếm thị hoặc không biết chữ được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?

Giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm với người khiếm thị hoặc không biết chữ được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 cụ thể:

- Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;

- Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật này;

- Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm;

- Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;

- Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.

Hợp đồng bảo hiểm với người khiếm thị hoặc không biết chữ phải có những nội dung chủ yếu nào?

Hợp đồng bảo hiểm ới người khiếm thị hoặc không biết chữ phải có những nội dung chủ yếu được quy định tại Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 cụ thể:

- Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

- Đối tượng bảo hiểm;

- Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;

- Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;

- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm

- Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;

- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;

- Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;

- Phương thức giải quyết tranh chấp.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng bảo hiểm

Nguyễn Nhật Vy

Hợp đồng bảo hiểm
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng bảo hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng bảo hiểm
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hợp đồng bảo hiểm trùng là gì? Hình thức bồi thường hợp đồng bảo hiểm được thỏa thuận như thế nào?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới hiện nay là mẫu nào? Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm xe cơ giới?
Pháp luật
Bên mua bảo hiểm có quyền chỉ định người thụ hưởng không? Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ như thế nào trong hợp đồng bảo hiểm?
Pháp luật
Có bao nhiêu nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm? Hợp đồng bảo hiểm cần phải có những nội dung nào?
Pháp luật
Có được tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm cho một tài sản hay không? Nếu được thì có cần thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm sau không?
Pháp luật
Phải ghi rõ số tiền bảo hiểm được thoả thuận trước trong hợp đồng bảo hiểm đối với nghiệp vụ bảo hiểm nào?
Pháp luật
Khi chấm dứt hợp đồng bảo hiểm do không đóng phí bảo hiểm thì sẽ có hậu quả pháp lý như thế nào?
Pháp luật
Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm đối với người khiếm thị hoặc không biết chữ thì ký tên được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm nhưng không được chấp nhận thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm không?
Pháp luật
Nội dung hợp đồng bảo hiểm là gì? Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào