Bệnh hen nghề nghiệp có được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không? Người lao động được chẩn đoán mà mắc bệnh này thì cần làm gì?
Bệnh hen nghề nghiệp có được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo Mục 1, Mục 2 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
1. Định nghĩa
Hen nghề nghiệp là bệnh hen do các yếu tố gây bệnh trong môi trường lao động gây nên.
2. Yếu tố gây bệnh
- Yếu tố gây mẫn cảm trong môi trường lao động chủ yếu:
+ Nguồn gốc thực vật như các hạt, bột mì, cà phê, chè, thuốc lá;
+ Nguồn gốc động vật như len, bụi từ súc vật thực nghiệm, từ bọ mạt, côn trùng;
+ Các kim loại đặc biệt muối kim loại như bạch kim, crôm, nickel;
+ Các hợp chất hữu cơ như formaldehyd, phenylen diamin, isocyanat, đặc biệt là toluen, diisocyanat, phthalic anhydrid, eppoxyresin;
+ Các loại kháng sinh, các enzym như chất tẩy rửa
- Yếu tố gây kích thích trong môi trường lao động: Chất kiềm và axit mạnh, những chất oxy hóa mạnh như amoniac, clo, clorit hydro, phosgen, oxyd nitơ hay SO2.
Theo đó, hen nghề nghiệp là bệnh hen do các yếu tố gây bệnh trong môi trường lao động gây nên.
Các yếu tố gây ra bệnh này gồm:
- Yếu tố gây mẫn cảm trong môi trường lao động chủ yếu:
+ Nguồn gốc thực vật như các hạt, bột mì, cà phê, chè, thuốc lá;
+ Nguồn gốc động vật như len, bụi từ súc vật thực nghiệm, từ bọ mạt, côn trùng;
+ Các kim loại đặc biệt muối kim loại như bạch kim, crôm, nickel;
+ Các hợp chất hữu cơ như formaldehyd, phenylen diamin, isocyanat, đặc biệt là toluen, diisocyanat, phthalic anhydrid, eppoxyresin;
+ Các loại kháng sinh, các enzym như chất tẩy rửa
- Yếu tố gây kích thích trong môi trường lao động: Chất kiềm và axit mạnh, những chất oxy hóa mạnh như amoniac, clo, clorit hydro, phosgen, oxyd nitơ hay SO2.
Và căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
...
6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Bệnh hen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, bệnh hen nghề nghiệp được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
Hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh hen nghề nghiệp được quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT.
Bệnh nghề nghiệp được hưởng Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Bệnh hen nghề nghiệp dễ mắc phải nếu người lao động làm việc trong môi trường công việc như thế nào?
Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
- Sản xuất và chế biến mủ cao su;
- Thu gom và xử lý lông động vật;
- Chế biến thực phẩm;
- Đóng gói thịt;
- Làm bánh mỳ;
- Làm chất giặt tẩy;
- Sơn ô tô;
- Sản xuất Vani;
- Chế biến gỗ;
- Mài kim loại;
- Sản xuất dược phẩm và bao bì;
- Nhân viên y tế;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với các tác nhân gây mẫn cảm hoặc kích thích.
Như vậy, bệnh hen nghề nghiệp dễ mắc phải nếu người lao động làm việc trong môi trường công việc như quy định trên.
Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cụ thể là bệnh hen thì cần làm gì?
Căn cứ theo Điều 3a Thông tư 15/2016/TT-BYT, số thứ tự Điều này được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT quy định như sau:
Nguyên tắc chẩn đoán, điều trị, dự phòng đối với người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cần được:
a) Hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó;
b) Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời;
c) Điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.
2. Một số bệnh nghề nghiệp (bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, do rung toàn thân, nhiễm độc mangan, các bệnh bụi phổi nghề nghiệp trừ bệnh bụi phổi bông) và ung thư nghề nghiệp, ung thư do các bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định cần chuyển khám giám định ngay.
3. Trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể.
Như vậy, người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cụ thể là bệnh hen thì cần phải:
- Hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó. Yếu tố gây ra bệnh hen được quy định tại Mục 2 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT.
- Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.
- Điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bệnh nghề nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?