Bệnh lở mồm long móng thường xuất hiện ở những loài động vật nào? Động vật mắc bệnh sẽ có triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Bệnh lở mồm long móng thường xuất hiện ở những loài động vật nào?
Theo tiết 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-1:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 1: Bệnh lở mồm long móng định nghĩa về bệnh lở mồm long móng như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa, các từ viết tắt
3.1 Thuật ngữ và định nghĩa
Bệnh lở mồm long móng (foot and mouth disease) là bệnh truyền nhiễm ở các loài động vật móng guốc chẵn như trâu, bò, lợn, dê, cừu và một số động vật hoang dã khác như hươu, nai.
Dịch probang: dịch thu thập được từ vùng hầu họng bằng dụng cụ lấy mẫu probang gọi là probang cup, được sử dụng để phát hiện vi rút lở mồm long móng bằng RT-PCR/ Realtime RT-PCR hay phân lập.
CHÚ THÍCH: Vi rút gây bệnh lở mồm long móng thuộc họ Picornaviridae, giống Apthovirus, có 7 typ huyết thanh (serotyp) gồm: A, O, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia 1.
Như vậy, bệnh lở mồm long móng (foot and mouth disease) là bệnh truyền nhiễm ở các loài động vật móng guốc chẵn như trâu, bò, lợn, dê, cừu và một số động vật hoang dã khác như hươu, nai.
Vi rút gây bệnh lở mồm long móng thuộc họ Picornaviridae, giống Apthovirus, có 7 typ huyết thanh (serotyp) gồm: A, O, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia 1.
Bệnh lở mồm long móng (Hình từ Internet)
Trường hợp mắc bệnh lở mồm long móng thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Theo tiết 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-1:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 1: Bệnh lở mồm long móng quy đinh về triệu chứng lâm sàng khi mắc bệnh lở mồm long móng như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
...
6.2 Triệu chứng lâm sàng
Ở trâu bò và lợn hoặc các loài vật khác đều có chung đặc điểm là sốt trong khoảng từ 2 đến 3 ngày, viêm mụn nước rồi lở loét ở miệng, vú, vùng móng chân, chảy nhiều nước bọt. Niêm mạc miệng, môi, lợi, chân răng đỏ ửng. Mụn nước bắt đầu xuất hiện ở bên trong má, mép chân răng, môi, lợi, và bề mặt lưỡi. Mụn nước phồng lên, có màng bọc mỏng, bên trong chứa nước trong, sau đục dần. Sau 1 đến 2 ngày, mụn nước bị vỡ, lớp niêm mạc tróc ra.
Do có viêm mụn nước ở vùng vành móng, kẽ móng chân làm con vật khó chịu, tỏ ra đau đớn, đi lại khó. Có trường hợp móng chân bị bong hết ra, phổ biến ở lợn.
Ở con vật cái đang nuôi con, triệu chứng ở bầu vú, núm vú cũng tương tự như ở miệng và chân làm con vật giảm tiết sữa, sữa bị giảm phẩm chất. Do đau ở vú nên con mẹ thường không cho con non bú làm con non bị thiếu sữa. Hơn nữa chính con non cũng bị viêm lở miệng nên không bú được. Hậu quả có tới 50 % đến 80 % gia súc non bị chết. Con vật mang thai dễ bị sẩy thai.
...
Theo đó, khi mắc bệnh lở mồm long móng thì động vật sẽ có những triệu chứng lâm sàng chung như sau:
- Sốt trong khoảng từ 2 đến 3 ngày;
- Viêm mụn nước rồi lở loét ở miệng, vú, vùng móng chân;p
- Chảy nhiều nước bọt;
- Niêm mạc miệng, môi, lợi, chân răng đỏ ửng;
- Mụn nước bắt đầu xuất hiện ở bên trong má, mép chân răng, môi, lợi, và bề mặt lưỡi;
- Mụn nước phồng lên, có màng bọc mỏng, bên trong chứa nước trong, sau đục dần (sau 1 đến 2 ngày, mụn nước bị vỡ, lớp niêm mạc tróc ra).
Ở con vật cái đang nuôi con, triệu chứng ở bầu vú, núm vú cũng tương tự như ở miệng và chân làm con vật giảm tiết sữa, sữa bị giảm phẩm chất. Do đau ở vú nên con mẹ thường không cho con non bú làm con non bị thiếu sữa.
Hơn nữa chính con non cũng bị viêm lở miệng nên không bú được. Hậu quả có tới 50 % đến 80 % gia súc non bị chết. Con vật mang thai dễ bị sẩy thai.
Có thể dùng những loại thuốc thử và vật liệu thử nào để chẩn đoán bệnh lở mồm long móng ở động vật?
Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-1:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 1: Bệnh lở mồm long móng quy định về thuốc thử và vật liệu thử như sau:
Thuốc thử, vật liệu thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích, sử dụng nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương không có RNAse và DNAse, trừ khi có quy định khác.
4.1 Thuốc thử, Tween 20;
4.2 Dung dịch axít chlohydric (HCl) 1 N;
4.3 Dung dịch axít sunfuric (H2SO4) 1,25 M;
4.4 Dung dịch natri hydroxit (NaOH) 1 N;
4.5 Cồn (Ethanol), từ 70 % đến 100 % (C2H6O);
4.6 Carbonat/Bicarbonat (CaCO3/NaHCO3), dạng viên;
4.7 Glyxerin [C3H5(OH)3];
4.8 Dung dịch TBE 10X;
4.9 Thang chuẩn AND (100 bp)
4.10 Bột agarose;
4.11 Chất nhuộm gel (gel red hoặc chất nhuộm gel tương đương);
4.12 Môi trường tế bào EMEM (Eagle's Minimum Essential Medium) / BME (Basal medium Eagle);
4.13 Môi trường MEM (Minimum Essential Medium)
4.14 Tế bào dòng BHK 21 (Baby Hamster kidney);
4.15 Dung dịch vi rút lở mồm long móng;
4.16 Môi trường bảo quản mẫu (xem phụ lục A);
4.17 Cặp mồi và đoạn dò cho phương pháp realtime RT-PCR;
4.18 Mẫu chuẩn dương, được chứng nhận dương tính hoặc ARN chuẩn dương tính tách chiết từ FMDV có giá trị Ct đã biết trước.
Như vậy, khi động vật mắc bệnh lở mồm long móng có thể sử dụng các loại thuốc thử và vật liệu thử theo tiêu chuẩn trên để chẩn đoán bệnh.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bệnh Lở mồm long móng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?