Mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh lở mồm long móng ở lợn cần được xử lý bằng dung dịch gì?
Khi lợn mắc bệnh lở mồm long móng thì sẽ có dấu hiệu bệnh tích như thế nào?
Theo tiếu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-1:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 1: Bệnh lở mồm long móng quy định về đấu hiệu bệnh tích ở lợn khi mắc bệnh lở mồm long móng như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
...
6.3 Bệnh tích
Mổ khám bệnh tích chủ yếu là từ miệng tới thực quản, dạ dày, ruột đều có mụn loét với từng mảng xuất huyết hoặc tụ máu. Bộ máy hô hấp cũng bị viêm. Có mụn nước ở miệng (niêm mạc môi, lợi, lưỡi và vòm miệng), mũi, kẽ móng, viền móng và núm vú. Mụn nước vỡ có thể thành vết loét, chảy máu.
Lưỡi trâu, bò thường bị bong tróc biểu mô 2/3 phía trước, móng bị tụt, mặt ngoài tim có những vệt hoại tử màu trắng xen kẽ trông giống như da hổ nên gọi là “tim vằn hổ”.
Biến chứng: Viên cơ tim và viêm ruột ở gia súc non (bê non, lợn dưới 2 tháng tuổi).
Theo đó, khi lợn mắc bệnh lở mồm long móng thì từ miệng tới thực quản, dạ dày, ruột đều có mụn loét với từng mảng xuất huyết hoặc tụ máu. Bộ máy hô hấp cũng bị viêm. Có mụn nước ở miệng (niêm mạc môi, lợi, lưỡi và vòm miệng), mũi, kẽ móng, viền móng và núm vú. Mụn nước vỡ có thể thành vết loét, chảy máu.
Đối với lợn non dưới 2 tháng tuổi sẽ có một số biến chứng như viêm cơ tim và viêm cơ ruột.
Bệnh lở mồm long móng ở lợn (Hình từ Internet)
Mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh lở mồm long móng ở lợn cần được xử lý bằng dung dịch gì?
Theo tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-1:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 1: Bệnh lở mồm long móng quy định về việc xử lý mẫu bệnh phẩm như sau:
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
7.1 Lấy mẫu và xử lý mẫu bệnh phẩm
7.1.1 Lấy mẫu
Lấy mẫu theo hướng dẫn của quy trình mổ khám TCVN 8402 : 2010.
Mẫu bệnh phẩm: dịch probang, mô cơ tim, biểu mô của mụn nước chưa vỡ hoặc mới vỡ, dịch mụn nước để phát hiện kháng nguyên vi rút. Mẫu huyết thanh để phát hiện kháng thể kháng vi rút lở mồm long móng.
Mẫu biểu mô trong vòng 7 ngày kể từ khi phát hiện bệnh để phát hiện kháng nguyên, còn sau 7 ngày nên lấy mẫu huyết thanh để phát hiện kháng thể. Mẫu bệnh phẩm biểu mô tối thiểu là 2 g. Bệnh phẩm sau khi lấy được bảo quản trong dung dịch bảo quản đệm PBS 0,04 M có bổ sung kháng sinh và Glyxerin 1:1 (xem phụ lục A), pH từ 7,2 đến 7,6 ở nhiệt độ âm 20 °C. Máu được lấy lượng tối thiểu là 3 ml, để máu đông tự nhiên, tách lấy huyết thanh, bảo quản ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C.
Mẫu dịch probang được lấy khi mẫu biểu mô không sẵn có từ con vật như trong trường hợp đang hồi phục, hay trường hợp nghi ngờ bệnh lở mồm long móng mà không thể hiện các dấu hiệu lâm sàng. Cho mẫu probang vào ống thu thập mẫu có chứa một lượng môi trường vận chuyển (xem phụ lục A) tương đương. Lắc nhẹ hỗn hợp và đảm bảo pH cuối cùng khoảng 7,6.
Mẫu bệnh phẩm được bảo quản trong lọ đựng bệnh phẩm vô trùng, tất cả được đặt trong thùng bảo ôn và vận chuyển trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C. Mẫu bệnh phẩm gửi đến phòng thí nghiệm trong vòng 24 giờ sau khi lấy, kèm theo phiếu gửi bệnh phẩm, nếu quá thời gian đó, bệnh phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ từ âm 20 °C đến âm 80 °C. Huyết thanh bảo quản ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C tối đa trong 7 ngày. Lưu mẫu bệnh phẩm ở nhiệt độ âm 20 °C (đối với mẫu huyết thanh) và ở âm 80 °C (đối với mẫu bệnh phẩm phát hiện vi rút).
7.1.2 Xử lý mẫu bệnh phẩm
Mẫu bệnh phẩm là biểu mô của mụn nước được rửa 01 lần với dung dịch xử lý mẫu biểu mô (xem phụ lục A) hoặc thấm trên giấy để giảm lượng glycerol, sau đó được nghiền thành huyễn dịch 10 % (ví dụ: 1g biểu mô trong 9 ml dung dịch xử lý mẫu biểu mô (xem phụ lục A)). Ly tâm huyễn dịch bệnh phẩm 2500 g trong 15 phút (5.2.2). Thu dịch nổi để chẩn đoán phát hiện vi rút lở mồm long móng bằng phương pháp ELISA, RT-PCR, realtime RT-PCR hoặc phân lập trên tế bào.
...
Như vậy, mẫu bệnh phẩm là biểu mô của mụn nước dùng để chẩn đoán bệnh lở mồm long móng ở lợn sẽ được xử lý bằng dung dịch xử lý mẫu biểu mô.
Ngoài dung dịch xử lý mẫu biểu mô thì còn có thể để mẫu bệnh phẩm thấm trên giấy để giảm lượng glycerol.
Sau khi xử lý xong mẫu bệnh phẩm thì nghiền thành huyễn dịch 10 %. Thu dịch nổi để chẩn đoán phát hiện vi rút lở mồm long móng bằng phương pháp ELISA, RT-PCR, realtime RT-PCR hoặc phân lập trên tế bào.
Điều chế dung dịch xử lý mẫu biểu mô cần những thành phần nào?
Theo Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-1:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 1: Bệnh lở mồm long móng quy định về thành phần điều chế dung dịch xử lý mẫu biểu mô như sau:
Thành phần và chuẩn bị dung dịch thuốc thử
A.1 Môi trường pha loãng mẫu huyết thanh và vi rút
A.4 Dung dịch xử lý, bảo quản mẫu biểu mô
Thành phần:
- PBS 0,04 M
Na2HPO4 4,60 g/L
KH2PO4 0,80 g/L
NaCl 16,00 g/l
KCl 0,80 g/L
- Kháng sinh
Penicilline 1000 UI/ml
Mycostatine 100 UI/ml
Neomycine 100 UI/ml
Polymicine 50 UI/ml
Cách chuẩn bị: Hòa tan các thành phần của từng dung dịch PBS 0,04 M và dung dịch kháng sinh trong 1 lít nước cất. Sau đó, kiểm tra pH từ 7,2 đến 7,6, chỉnh pH với NaOH 1 N hoặc HCl 1 N.
LƯU Ý: Khi sử dụng để bảo quản mẫu biểu mô, pha dung dịch bảo quản với Glyxerin tỷ lệ 1:1
Như vậy, để điều chế dung dịch xử mẫu biểu mô cần những thành phần theo tiêu chuẩn nêu trên.
Hòa tan các thành phần của từng dung dịch PBS 0,04 M và dung dịch kháng sinh trong 1 lít nước cất. Sau đó, kiểm tra pH từ 7,2 đến 7,6, chỉnh pH với NaOH 1 N hoặc HCl 1 N.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bệnh Lở mồm long móng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?