Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm là bệnh gì? Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh này có được hưởng bảo hiểm xã hội không?

Em ơi cho anh hỏi: Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm là bệnh gì? Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh này có được hưởng bảo hiểm xã hội không? Đây là câu hỏi của anh Minh Tài đến từ Long An.

Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm là bệnh gì?

Căn cứ theo Mục 1 Phụ lục 26 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:

1. Định nghĩa bệnh
Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm là bệnh viêm da do tiếp xúc trực tiếp với crôm trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Crôm VI trong môi trường lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
- Sản xuất và sử dụng xi măng;
- Mạ crôm, mạ điện;
- Chế tạo ắc quy;
- Luyện kim;
- Sản xuất nến, sáp, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, thuốc nổ, pháo hoa, diêm, keo dán.
- Đồ gốm, muối crôm, bột màu, men sứ, thủy tinh, bản kẽm, cao su, gạch chịu lửa, xà phòng, hợp kim nhôm;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với crôm VI.

Như vậy, bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm là bệnh viêm da do tiếp xúc trực tiếp với crôm trong quá trình lao động.

Yếu tố gây ra bệnh này là Crôm VI trong môi trường lao động.

Người lao động dễ mắc bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm nếu làm các công việc sau:

- Sản xuất và sử dụng xi măng;

- Mạ crôm, mạ điện;

- Chế tạo ắc quy;

- Luyện kim;

- Sản xuất nến, sáp, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, thuốc nổ, pháo hoa, diêm, keo dán.

- Đồ gốm, muối crôm, bột màu, men sứ, thủy tinh, bản kẽm, cao su, gạch chịu lửa, xà phòng, hợp kim nhôm;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với crôm VI.

bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)

Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm có được hưởng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ theo khoản 26 Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:

Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
...
21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư này.
22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này.
23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông tư này.
24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư này.
25. Bệnh sạm da nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư này.
26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 26 ban hành kèm theo Thông tư này.
27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư này.
28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 28 ban hành kèm theo Thông tư này.
29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 29 ban hành kèm theo Thông tư này.
30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 30 ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Như vậy, người lao động được chẩn đoán mắc bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm được hưởng bảo hiểm xã hội.

Hướng dẫn chẩn đoán giám định đối với bệnh này được quy định tại Phụ lục 26 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT.

Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm thì cần phải làm gì?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT, số thứ tự Điều này được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT quy định như sau:

Nguyên tắc chẩn đoán, điều trị, dự phòng đối với người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cần được:
a) Hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó;
b) Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời;
c) Điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.
2. Một số bệnh nghề nghiệp (bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, do rung toàn thân, nhiễm độc mangan, các bệnh bụi phổi nghề nghiệp trừ bệnh bụi phổi bông) và ung thư nghề nghiệp, ung thư do các bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định cần chuyển khám giám định ngay.
3. Trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể.

Như vậy, người lao động được chẩn đoán mắc bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm thì cần phải:

- Hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó;

- Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.

- Điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.

Trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh nghề nghiệp

Nguyễn Nhật Vy

Bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bệnh nghề nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh nghề nghiệp
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
Pháp luật
Khi giám định bệnh nghề nghiệp thì có cần giấy chứng nhận thương tích không? Trường hợp bệnh nghề nghiệp tái phát thì hồ sơ khám giám định lại gồm những gì?
Pháp luật
Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định hiện nay cần đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Người lao động mất do bệnh nghề nghiệp thì gia đình có được hưởng chế độ gì từ bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Điều kiện và mức hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động năm 2022? Hồ sơ hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Mắc bệnh đục thể thủy tinh có được công nhận là bệnh nghề nghiệp không? Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với bệnh đục thể thủy tinh là gì?
Pháp luật
Điều kiện và mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp năm 2022 được quy định như thế nào? Hồ sơ gồm những gì?
Pháp luật
Người lao động bị bệnh lao mà môi trường làm việc không có yếu tố bị bệnh thì có được xem là bệnh lao nghề nghiệp không?
Pháp luật
Bị suy giảm khả năng lao động 16% khi giám định lần hai thì mức bồi thường bệnh nghề nghiệp cho người lao động được tính như thế nào?
Pháp luật
Công ty tôi muốn đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thấp hơn mức đóng bình thường thì phải làm những thủ tục gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào