Biện pháp cam kết loại trừ hành vi bán phá giá, trợ cấp có thể bị hủy bỏ hay không? Hành vi nào được xem là vi phạm biện pháp cam kết loại trừ hành vi bán phá giá, trợ cấp?
- Hành vi nào được xem là vi phạm biện pháp cam kết loại trừ hành vi bán phá giá, trợ cấp trong phòng vệ thương mại?
- Biện pháp cam kết loại trừ hành vi bán phá giá, trợ cấp có thể bị hủy bỏ hay không?
- Sau khi hủy bỏ thực hiện biện pháp cam kết thì có tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp khác hay không?
Hành vi nào được xem là vi phạm biện pháp cam kết loại trừ hành vi bán phá giá, trợ cấp trong phòng vệ thương mại?
Căn cứ quy định tại Điều 41 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, hành vi được xem là vi phạm biện pháp cam kết loại trừ hành vi bán phá giá, trợ cấp trong phòng vệ thương mại phạm thực hiện cam kết bao gồm:
- Bên đề nghị cam kết xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào Việt Nam thấp hơn mức giá cam kết;
- Bên đề nghị cam kết không cung cấp định kỳ thông tin về việc thực hiện cam kết được quy định trong nội dung cam kết;
- Bên đề nghị cam kết không hợp tác với Cơ quan điều tra trong việc xác minh, điều tra tại chỗ những thông tin do Bên đề nghị cam kết cung cấp định kỳ;
- Thông tin, số liệu Bên đề nghị cam kết cung cấp về việc thực hiện cam kết không chính xác;
- Bên đề nghị cam kết có hành vi lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đang áp dụng;
- Bên đề nghị cam kết tự ý hủy bỏ cam kết nhưng không thông báo cho Cơ quan điều tra theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
- Các trường hợp khác do Cơ quan điều tra xác định.
Biện pháp cam kết loại trừ hành vi bán phá giá, trợ cấp có thể bị hủy bỏ hay không? Hành vi nào được xem là vi phạm biện pháp cam kết loại trừ hành vi bán phá giá, trợ cấp? (Hình từ Internet)
Biện pháp cam kết loại trừ hành vi bán phá giá, trợ cấp có thể bị hủy bỏ hay không?
Sau khi, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét ban hành quyết định chấp nhận cam kết của Bên đề nghị. Bên đề nghị cam kết phải chịu sự giám sát của Cơ quan điều tra đối với việc thực hiện cam kết.
Thông qua việc giám sát việc thực hiện cam kết, biện pháp chống trợ cấp này có thể được hủy bỏ thực hiện trong các trường hợp sau đây, căn cứ Điều 42 Nghị định 10/2018/NĐ-CP:
- Bên đề nghị cam kết có hành vi vi phạm cam kết;
- Cơ quan điều tra đề nghị hủy bỏ thực hiện cam kết;
- Bên đề nghị cam kết yêu cầu hủy bỏ cam kết. Bên đề nghị cam kết có thể yêu cầu hủy bỏ cam kết tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của cam kết với điều kiện việc hủy bỏ phải được thông báo cho Cơ quan điều tra ít nhất 30 ngày trước khi thực hiện hủy bỏ.
Sau khi hủy bỏ thực hiện biện pháp cam kết thì có tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp khác hay không?
Căn cứ Điều 43 Nghị định 10/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp sau khi hủy bỏ thực hiện cam kết
1. Trong trường hợp việc hủy bỏ thực hiện cam kết thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức dựa trên thông tin sẵn có và áp dụng trở về trước đối với hàng hóa của Bên đề nghị cam kết vi phạm cam kết.
2. Trong trường hợp việc hủy bỏ thực hiện cam kết thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 42 của Nghị định này, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp việc hủy bỏ cam kết diễn ra trong giai đoạn biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời đang được áp dụng, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hủy bỏ thực hiện cam kết và thông báo cơ quan hải quan áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời căn cứ trên kết luận sơ bộ.
b) Trong trường hợp việc hủy bỏ cam kết diễn ra trong giai đoạn biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức đang được áp dụng, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hủy bỏ thực hiện cam kết và thông báo cơ quan hải quan áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức căn cứ trên kết luận cuối cùng.
Theo đó, trong trường hợp việc hủy bỏ thực hiện cam kết do bên đề nghị cam kết có hành vi vi phạm thì Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức.
Còn trong trường hợp việc hủy bỏ thực hiện cam kết do cơ quan điều tra hoặc bên đề nghị cam kết đề nghị hủy bỏ thực hiện cam kết thì việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp thực hiện như sau:
+ Trường hợp việc hủy bỏ cam kết diễn ra trong giai đoạn biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời đang được áp dụng, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hủy bỏ thực hiện cam kết và thông báo cơ quan hải quan áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời căn cứ trên kết luận sơ bộ.
+ Trường hợp việc hủy bỏ cam kết diễn ra trong giai đoạn biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức đang được áp dụng, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hủy bỏ thực hiện cam kết và thông báo cơ quan hải quan áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức căn cứ trên kết luận cuối cùng.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biện pháp chống bán phá giá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?