Biện pháp chống trợ cấp là gì? Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam áp dụng với những loại trợ cấp nào?
Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được áp dụng trong trường hợp nào?
Biện pháp chống trợ cấp được quy định tại Điều 83 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Biện pháp chống trợ cấp
1. Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống trợ cấp) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
...
Theo đó, biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Biện pháp chống trợ cấp là gì? Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam áp dụng với những loại trợ cấp nào? (hình từ internet)
Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam áp dụng với những loại trợ cấp nào?
Các trợ cấp có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp được quy định tại Điều 85 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Các trợ cấp có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Các trợ cấp sau đây có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác:
1. Trợ cấp dựa vào kết quả xuất khẩu;
2. Trợ cấp nhằm mục đích ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước hơn hàng hóa nhập khẩu;
3. Các trợ cấp quy định tại Điều 84 của Luật này làm vô hiệu hoặc ảnh hưởng đến những quyền lợi mà Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, các trợ cấp sau đây có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác:
- Trợ cấp dựa vào kết quả xuất khẩu;
- Trợ cấp nhằm mục đích ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước hơn hàng hóa nhập khẩu;
- Các trợ cấp quy định tại Điều 84 Luật Quản lý ngoại thương 2017 làm vô hiệu hoặc ảnh hưởng đến những quyền lợi mà Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Không áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp nào?
Điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp được quy định tại Điều 86 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp
1. Biện pháp chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa được xác định có trợ cấp theo quy định tại Điều 84 và Điều 85 của Luật này và mức trợ cấp được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Ðiều này;
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
c) Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.
2. Không áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với nhà sản xuất, xuất khẩu ở các nước phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 1% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước đang phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam và nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước kém phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 3% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
3. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 4% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống trợ cấp.
Theo đó, không áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với nhà sản xuất, xuất khẩu ở các nước phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 1% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước đang phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam và nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước kém phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 3% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 4% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống trợ cấp.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biện pháp chống trợ cấp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên dự bị được tham gia đào tạo trung cấp lý luận chính trị không? Ai đào tạo trung cấp lý luận chính trị?
- Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục để thực hiện hành vi nào? Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi nào?
- Có sáp nhập tỉnh 2025 không? Thông tin sáp nhập tỉnh lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác đúng không?
- Đổi tên hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào? Điều kiện thành lập hội ra sao? Nội dung chính của điều lệ hội gồm những gì?
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn có ý nghĩa gì? Lễ Tạ ơn (Lễ Thanksgiving) có phải là ngày lễ lớn không?