Bộ phận cơ thể người là gì? Khi hiến bộ phận cơ thể người thì cần phải đảm bảo những nguyên tắc tối thiểu nào?
Bộ phận cơ thể người là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 như sau:
Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định.
Như vậy, bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định.
Khi hiến bộ phận cơ thể người thì cần phải đảm bảo những nguyên tắc tối thiểu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 như sau:
Các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1. Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép.
2. Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
3. Không nhằm mục đích thương mại.
4. Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, khi hiến bộ phận cơ thể người thì cần phải đảm bảo những nguyên tắc tối thiểu:
Phải tự nguyện đối với người hiến, người được ghép; vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học; không nhằm mục đích thương mại và giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến.
Bộ phận cơ thể người là gì? Hiến bộ phận cơ thể người cần phải đảm bảo nguyên tắc tối thiểu nào? (Hình từ Internet)
Nhà nước sẽ xử lý vi phạm hành chính về việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ra sao nếu phát hiện vi phạm?
Theo đó tại quy định tại khoản Điều 8 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 thì các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác sẽ do Nhà nước giải quyết.
Các mức xử phạt vi phạm hành chính về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được quy định tại Điều 44 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người khi cơ sở y tế nhận được thông báo từ Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;
b) Không hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn khi cơ sở y tế nhận được thông báo từ Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;
c) Không thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống;
d) Không báo cáo danh sách người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người;
đ) Không tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội cho người hiến hoặc không kiểm tra các thông số sinh học của người hiến trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thu tiền đối với việc chăm sóc, phục hồi sức khỏe ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người và khám sức khỏe định kỳ đối với người hiến bộ phận cơ thể người.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm một trong các điều kiện hoạt động sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng mô.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi ngân hàng mô hoạt động khi chưa được cấp giấy phép hoạt động.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của các bên hoặc pháp luật có quy định khác;
b) Tiến hành lấy bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống khi chưa có ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người của cơ sở y tế;
c) Lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lấy, ghép, sử dụng mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại, trừ trường hợp mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người;
b) Lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người tại cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến;
b) Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới 18 tuổi;
c) Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
...
Theo đó, tùy vào tính chất mức độ, hành vi mà người vi phạm về việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác sẽ chịu mức xử phạt vi phạm hành chính khác nhau.
Mức xử phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức (khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ phận cơ thể người có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?