Bộ phận tuân thủ trong hệ thống kiểm soát nội bộ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc tuyến bảo vệ thứ mấy?
- Bộ phận tuân thủ trong hệ thống kiểm soát nội bộ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc tuyến bảo vệ thứ mấy?
- Bộ phận tuân thủ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Cơ chế trao đổi thông tin trong hệ thống kiểm soát nội bộ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo các nguyên tắc nào?
Bộ phận tuân thủ trong hệ thống kiểm soát nội bộ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc tuyến bảo vệ thứ mấy?
Bộ phận tuân thủ trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại thuộc tuyến bảo vệ thứ mấy, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:
Yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ
...
3. Hệ thống kiểm soát nội bộ phải có 03 tuyến bảo vệ độc lập như sau:
a) Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận sau thực hiện:
(i) Các bộ phận kinh doanh (bao gồm cả bộ phận phát triển sản phẩm), các bộ phận có chức năng tạo ra doanh thu khác; các bộ phận có chức năng thực hiện các quyết định có rủi ro;
(ii) Các bộ phận có chức năng phân bổ hạn mức rủi ro, kiểm soát rủi ro, giảm thiểu rủi ro (thuộc bộ phận kinh doanh hoặc bộ phận độc lập) đối với từng loại hình giao dịch, hoạt động kinh doanh;
(iii) Bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán;
b) Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật do các bộ phận sau đây thực hiện:
(i) Bộ phận tuân thủ quy định tại Điều 18 Thông tư này;
(ii) Bộ phận quản lý rủi ro quy định tại Điều 22 Thông tư này;
c) Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng kiểm toán nội bộ do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì bộ phận tuân thủ trong hệ thống kiểm soát nội bộ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc tuyến bảo vệ thứ hai.
Bộ phận tuân thủ trong hệ thống kiểm soát nội bộ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc tuyến bảo vệ thứ mấy? (Hình từ Internet)
Bộ phận tuân thủ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 13/2018/TT-NHNN thì bộ phận tuân thủ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) trong việc:
+ Thực hiện quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Thông tư này;
+ Báo cáo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, ngân hàng mẹ, Ban kiểm soát các vi phạm nghiêm trọng trong việc tuân thủ quy định của pháp luật, thay đổi quy định liên quan của pháp luật theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Rà soát, đánh giá quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tuân thủ để trình Tổng giám đốc (Giám đốc) sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết;
- Báo cáo định kỳ, đột xuất cho Tổng giám đốc (Giám đốc) về tình hình tuân thủ quy định của pháp luật; báo cáo Tổng giám đốc (Giám đốc), thông báo cho các bộ phận liên quan về thay đổi quy định liên quan của pháp luật theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Hỗ trợ các bộ phận liên quan trong việc xây dựng, rà soát quy định nội bộ đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật; xử lý các vướng mắc về việc tuân thủ quy định của pháp luật theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Cơ chế trao đổi thông tin trong hệ thống kiểm soát nội bộ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo các nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 13/2018/TT-NHNN thì cơ chế trao đổi thông tin trong hệ thống kiểm soát nội bộ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo các nguyên tắc sau:
-Thông tin về mục tiêu, chiến lược, chính sách, quy trình được trao đổi từ cấp cao xuống cấp dưới và đến các cá nhân, bộ phận có liên quan;
- Thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, kết quả hoạt động được trao đổi từ cấp dưới lên cấp cao (bao gồm cả Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, ngân hàng mẹ, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc)) và từ chi nhánh, đơn vị phụ thuộc khác của ngân hàng thương mại lên trụ sở chính để nắm rõ các trạng thái rủi ro, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Thông tin về sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới và tổn thất, gian lận, nguy cơ xảy ra tổn thất, gian lận được trao đổi kịp thời cho bộ phận quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ và các bộ phận liên quan khác;
- Có cơ chế báo cáo trực tiếp, độc lập, kịp thời cho các cấp có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của các cá nhân, bộ phận đảm bảo bảo mật thông tin và bảo vệ người cung cấp thông tin;
- Tần suất trao đổi thông tin đảm bảo nguyên tắc rủi ro càng cao thì trao đổi thông tin càng thường xuyên.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống kiểm soát nội bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?