Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện tiếp công dân định kỳ hàng tháng có đúng không? Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân của Bộ Tư pháp là các cơ quan nào?
Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện tiếp công dân định kỳ hàng tháng có đúng không?
Căn cứ vào Điều 5 Quy chế tiếp công dân ban hành kèm theo Quyết định 266/QĐ-BTP năm 2015 về Quy chế tiếp công dân của Bộ Tư pháp quy định như sau:
Bộ trưởng tiếp công dân
1. Bộ trưởng trực tiếp hoặc tùy theo nội dung phân công Thứ trưởng tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp; trong trường hợp ngày tiếp công dân định kỳ của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được phân công trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp không thể thực hiện việc tiếp công dân theo lịch đã công bố vì lý do khách quan thì có thể lùi lịch tiếp công dân sang thời gian khác.
2. Ngoài thời gian tiếp công dân định kỳ hàng tháng, Bộ trưởng trực tiếp hoặc tùy theo nội dung phân công Thứ trưởng tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp sau đây:
a) Vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau;
b) Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Bộ trưởng trực tiếp hoặc tùy theo nội dung phân công Thứ trưởng tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp.
Trong trường hợp ngày tiếp công dân định kỳ của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được phân công trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
Trường hợp không thể thực hiện việc tiếp công dân theo lịch đã công bố vì lý do khách quan thì có thể lùi lịch tiếp công dân sang thời gian khác.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện tiếp công dân định kỳ hàng tháng có đúng không? (Hình từ Internet)
Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân của Bộ Tư pháp là các cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quy chế tiếp công dân ban hành kèm theo Quyết định 266/QĐ-BTP năm 2015 về Quy chế tiếp công dân của Bộ Tư pháp quy định như sau:
Trách nhiệm tiếp công dân
1. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân, bao gồm:
a) Bộ Tư pháp;
b) Tổng cục Thi hành án dân sự, các Cục thuộc Bộ;
c) Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ.
2. Các đơn vị thuộc Bộ không thuộc Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này có nghĩa vụ tiếp công dân theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
Như vậy, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân của Bộ Tư pháp bao gồm:
+ Bộ Tư pháp;
+ Tổng cục Thi hành án dân sự, các Cục thuộc Bộ;
+ Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ.
Các cơ quan khác có nghĩa vụ tiếp công dân theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp?
Căn cứ vào Điều 4 Quy chế tiếp công dân ban hành kèm theo Quyết định 266/QĐ-BTP năm 2015 về Quy chế tiếp công dân của Bộ Tư pháp quy định như sau:
Việc tổ chức tiếp công dân thường xuyên của Bộ Tư pháp
1. Việc tổ chức tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp được quy định như sau:
a) Thanh tra Bộ giúp Bộ trưởng tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp; chủ trì tổ chức, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trong việc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật;
b) Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm cử công chức thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp để tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thi hành án dân sự;
c) Tùy tình hình thực tế và theo yêu cầu công tác, các Cục và đơn vị sự nghiệp công lập có trụ sở tại Bộ Tư pháp có trách nhiệm cử công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp để tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình.
2. Cục Công tác phía Nam có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Cục để tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân tại khu vực phía Nam.
3. Các Cục và đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc Khoản 1 và Khoản 2 Điều này có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Thanh tra Bộ giúp Bộ trưởng tổ chức tiếp công dân thường xuyên tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp; chủ trì tổ chức, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trong việc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Địa điểm và thời gian tiếp công dân của Bộ Tư pháp được quy định tại Quy chế tiếp công dân ban hành kèm theo Quyết định 267/QĐ-BTP như sau:
- Thời gian tiếp công dân thường xuyên:
+ Sáng: Từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút;
+ Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ;
+ Thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ: Nghỉ theo quy định.
- Địa điểm tiếp công dân:
Địa điểm tiếp công dân của Bộ Tư pháp đặt tại trụ sở của Bộ, địa chỉ: Số 12 phố Chu Văn An, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiếp công dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?