Bộ Tư pháp có chức năng quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hay không?
- Bộ Tư pháp có chức năng quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hay không?
- Bộ Tư pháp có được kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hay không?
- Trong cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp có Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật hay không?
Bộ Tư pháp có chức năng quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hay không?
Bộ Tư pháp có chức năng quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 1 Nghị định 98/2022/NĐ-CP như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Xây dựng và thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, bồi thường nhà nước, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, công tác pháp chế; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về vị trí và chức năng của Bộ Tư pháp thì việc quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là một trong những chức năng về quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Bộ Tư pháp có chức năng quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hay không? (Hình từ internet)
Bộ Tư pháp có được kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hay không?
Bộ Tư pháp có được kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định tại khoản 13 Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
12. Về kiểm soát thủ tục hành chính:
a) Hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá tác động của thủ tục hành chính; thực hiện đánh giá tác động về thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của bộ theo quy định của pháp luật;
b) Rà soát, đánh giá và xử lý kết quả rà soát về thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ theo quy định của pháp luật; nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính và các quy định có liên quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ;
c) Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
13. Về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
14. Về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính:
a) Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự; quyết định thành lập, giải thể các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính;
b) Hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên, Thẩm tra viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự;
c) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý thi hành án hành chính;
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật nhiệm vụ và chức năng của Bộ Tư pháp về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì Bộ Tư pháp được kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định
Trong cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp có Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật hay không?
Trong cơ cấu tổ chức của Bộ tư pháp có Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật được quy định tại Điều 3 Nghị định 98/2022/NĐ-CP như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.
2. Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
3. Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.
4. Vụ Pháp luật quốc tế.
5. Vụ Tổ chức cán bộ.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Vụ Con nuôi.
8. Thanh tra Bộ.
9. Văn phòng Bộ.
10. Tổng cục Thi hành án dân sự.
11. Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.
12. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
13. Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.
14. Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
15. Cục Trợ giúp pháp lý.
16. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
17. Cục Bồi thường nhà nước.
18. Cục Bổ trợ tư pháp.
19. Cục Kế hoạch - Tài chính.
20. Cục Công nghệ thông tin.
21. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
22. Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý.
23. Học viện Tư pháp.
24. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
25. Báo Pháp luật Việt Nam.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật là một trong những đơn vị, tổ chức nằm trong cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.
Trần Xuân Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ Tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp mới nhất? Tiêu chí chung về đánh giá xếp loại chất lượng công chức?
- Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì? Ngày 18 11 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch?
- Thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?