Book tour đi du lịch nước ngoài nhưng không đi được vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thì có lấy lại tiền đặt cọc được hay không?
Đặt cọc được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đặt cọc được hiểu là là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Book tour đi du lịch nước ngoài nhưng được vì được ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 thì có lấy lại tiền đặt cọc được hay không?
Covid-19 có được xem là sự kiện bất khả kháng?
Các bên đều mong muốn thực hiện và hoàn thành nghĩa vụ để đạt được mục đích chính yếu khi thực hiện hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, việc xảy ra Covid-19 là một điều không thể lường trước được. Theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Do đó, một sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Đầu tiên, đó là những sự kiện khách quan nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng. Ví dụ: dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn,... ;
- Tiếp theo, hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện giao kết, hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;
- Cuối cùng, hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù đã được áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép để phòng tránh;
Như vậy, tùy trường hợp, có thể xem Covid-19 là sự kiện bất khả kháng.
Hậu quả pháp lý trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng được quy định như thế nào?
Hậu quả pháp lý trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng được quy định tại khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:
"Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
...
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
...”
Bên cạnh đó, Điều 294 Luật Thương mại năm 2005 cũng quy định miễn trách nhiệm của bên vi phạm như sau:
"Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm."
Theo đó, khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm đối với hầu hết các biện pháp khắc phục, bao gồm bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng quy định tại các Điều 296, Điều 300, Điều 308, Điều 312, Điều 315 Luật Thương mại năm 2005.
Do đó, việc bạn yêu cầu công ty du lịch dời ngày đi du lịch là không tuân theo hợp đồng nhưng trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19, việc dời ngày cũng có thể là một biện pháp khắc phục.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 314 Luật Thương mại năm 2005 quy định như sau:
"Điều 314. Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng
1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 của Luật này, sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.
2. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
3. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này."
Trong trường hợp bạn hủy bỏ hợp đồng với phía công ty du lịch thì hai bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu hai bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
Đặng Tấn Lộc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đặt cọc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?