Bùn thải là bùn hữu cơ hay bùn vô cơ từ nhà máy xử lý nước thải? Quy định quản lý hoạt động thoát nước địa phương có bao gồm quản lý bùn thải không?
Bùn thải là bùn hữu cơ hay bùn vô cơ từ nhà máy xử lý nước thải?
Căn cứ theo quy định tại khoản 21 Điều 2 Nghị định 80/2014/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
...
18. Nguồn tiếp nhận là cáo nguồn nước chảy thường xuyên hoặc định kỳ như sông suối, kênh rạch, ao hồ, đầm phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất.
19. Quy hoạch chuyên ngành thoát nước và xử lý nước thải (gọi tắt là quy hoạch thoát nước) là việc xác định các lưu vực thoát nước (nước mưa, nước thải), phân vùng thoát nước thải; dự báo tổng lượng nước mưa, nước thải; xác định nguồn tiếp nhận; xác định vị trí, quy mô của mạng lưới thoát nước, các công trình đầu mối thoát nước và xử lý nước thải (như trạm bơm, nhà máy xử lý nước thải, cửa xả).
20. COD (Viết tắt của cụm từ Chemical Oxygen Demand) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.
21. Bùn thải là bùn hữu cơ hoặc vô cơ được nạo vét, thu gom từ các bể tự hoại, mạng lưới thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, kênh mương, cửa thu, giếng thu nước mưa, trạm bơm nước mưa, nước thải, cửa xả và nhà máy xử lý nước thải.
Theo đó, bùn thải có thể là bùn hữu cơ hoặc vô cơ được nạo vét, thu gom từ các bể tự hoại, mạng lưới thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, kênh mương, cửa thu, giếng thu nước mưa, trạm bơm nước mưa, nước thải, cửa xả và nhà máy xử lý nước thải.
Bùn thải là bùn hữu cơ hay bùn vô cơ từ nhà máy xử lý nước thải? Quy định quản lý hoạt động thoát nước địa phương có bao gồm quản lý bùn thải không? (Hình từ Internet)
Quy định quản lý hoạt động thoát nước địa phương có bao gồm quản lý bùn thải hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 7 Nghị định 80/2014/NĐ-CP như sau:
Quy định về quản lý hoạt động thoát nước địa phương
1. Quy định quản lý hoạt động thoát nước địa phương phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý thoát nước và xử lý nước thải đồng thời phải phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi địa phương.
2. Nội dung cơ bản của quy định quản lý hoạt động thoát nước địa phương bao gồm:
a) Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng;
b) Hệ thống thoát nước của địa phương;
c) Xác định chủ sở hữu;
d) Quy định về tiêu chuẩn dịch vụ, quy định về đấu nối và miễn trừ đấu nối; trách nhiệm và quyền của chủ đầu tư, của hộ thoát nước; nghĩa vụ tài chính liên quan đến công tác đấu nối, các chính sách hỗ trợ của địa phương về đầu tư xây dựng, quản lý vận hành hệ thống thoát nước;
đ) Quy định về điều kiện và quy chuẩn kỹ thuật về xả nước thải áp dụng;
e) Quy định về quản lý bùn thải của hệ thống thoát nước; bùn thải từ bể tự hoại;
g) Quy định về xử lý nước thải tập trung, phi tập trung;
h) Quy định về đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước;
i) Quy định về hợp đồng quản lý, vận hành;
k) Quy định về trách nhiệm lập, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu của hệ thống thoát nước trên địa bàn;
l) Quy định trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động thoát nước, các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải;
m) Quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
...
Như vậy, quy định về quản lý bùn thải của hệ thống thoát nước, bùn thải từ bể tự hoại là một trong những nội dung cơ bản của quy định quản lý hoạt động thoát nước địa phương.
Khả năng tái sử dụng bùn thải sau xử lý có phải là một trong những tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải?
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 16 Nghị định 80/2014/NĐ-CP như sau:
Các tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải
1. Hiệu quả xử lý của công nghệ: Đảm bảo mức độ cần thiết làm sạch nước thải, có tính đến khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận.
2. Tiết kiệm đất xây dựng.
3. Quản lý, vận hành và bảo dưỡng phù hợp với năng lực trình độ quản lý, vận hành của địa phương.
4. Chi phí đầu tư hợp lý trong đó tính đến cả sự phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu.
5. Phù hợp với đặc điểm điều kiện khí hậu, địa hình, địa chất thủy văn của khu vực và khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận.
6. An toàn và thân thiện với môi trường
7. Có khả năng mở rộng về công suất hay cải thiện hiệu quả xử lý trong tương lai.
8. Đảm bảo hoạt động ổn định khi có sự thay đổi bất thường về chất lượng nước đầu vào, thời tiết và biến đổi khí hậu.
9. Mức độ phát sinh và xử lý bùn cặn.
10. Tiết kiệm năng lượng, có khả năng tái sử dụng nước thải, bùn thải sau xử lý.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc áp dụng các tiêu chí lựa chọn cho phù hợp.
Như vậy, khả tái sử dụng bùn thải sau xử lý là là một trong những tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải. Bên cạnh đó, căn cứ vào điều kiện cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc áp dụng các tiêu chí lựa chọn cho phù hợp.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử lý nước thải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?