Cá nhân bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử có cần phải cung cấp thông tin về vận chuyển và giao nhận hàng hàng hóa không?
- Cá nhân bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử có cần phải cung cấp thông tin về vận chuyển và giao nhận hàng hàng hóa không?
- Thương nhân cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử có phải cung cấp cho khách hàng thông tin về người bán hàng hóa trên sàn khi giữa họ xảy ra tranh chấp không?
- Quy chế hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử phải bao gồm những nội dung nào?
Cá nhân bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử có cần phải cung cấp thông tin về vận chuyển và giao nhận hàng hàng hóa không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử như sau:
Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử
1. Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định này cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
2. Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định này khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
3. Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
4. Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
...
Và, theo quy định tại Điều 33 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP có quy định về thông tin về vận chuyển và giao nhận như sau:
Thông tin về vận chuyển và giao nhận
1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân phải công bố những thông tin sau về điều kiện vận chuyển và giao nhận áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website:
a) Các phương thức giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
b) Thời hạn ước tính cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, có tính đến yếu tố khoảng cách địa lý và phương thức giao hàng;
c) Các giới hạn về mặt địa lý cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, nếu có.
d) Phân định trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ logistics về cung cấp chứng từ hàng hóa trong quá trình giao nhận.
2. Trường hợp phát sinh chậm trễ trong việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải có thông tin kịp thời cho khách hàng và tạo cơ hội để khách hàng có thể hủy hợp đồng nếu muốn.
Như vậy, theo các quy định nêu trên, cá nhân bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử có cần phải cung cấp thông tin về vận chuyển và giao nhận hàng hàng hóa trên website khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Theo đó, thông tin cần công bố về điều kiện vận chuyển và giao nhận áp dụng cho hàng hóa giới thiệu trên website gồm:
- Các phương thức giao hàng;
- Thời hạn ước tính cho việc giao hàng có tính đến yếu tố khoảng cách địa lý và phương thức giao hàng;
- Các giới hạn về mặt địa lý cho việc giao hàng nếu có.
- Phân định trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ logistics về cung cấp chứng từ hàng hóa trong quá trình giao nhận.
Cá nhân bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử có cần phải cung cấp thông tin về vận chuyển và giao nhận hàng hàng hóa không? (Hình từ Internet).
Thương nhân cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử có phải cung cấp cho khách hàng thông tin về người bán hàng hóa trên sàn khi giữa họ xảy ra tranh chấp không?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 36 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử cụ thể như sau:
Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử
...
10. Công bố công khai cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Khi khách hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử phát sinh mâu thuẫn với người bán hoặc bị tổn hại lợi ích hợp pháp, phải cung cấp cho khách hàng thông tin về người bán, tích cực hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp khách hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử phát sinh mâu thuẫn với người bán hoặc bị tổn hại lợi ích hợp pháp thì thương nhân cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm cung cấp cho khách hàng thông tin về người bán, tích cực hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Quy chế hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử phải bao gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 52/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP có quy định về quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử.
Theo đó, quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử phải được thể hiện trên trang chủ của website.
Quy chế hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử phải bao gồm các nội dung sau đây:
- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Nếu sàn giao dịch thương mại điện tử có kết hợp nhiều hình thức hoạt động khác nhau, mô tả quy trình giao dịch đối với từng hình thức tổ chức hoạt động này, bao gồm quy trình giao nhận hàng hóa (nếu có);
- Hoạt động rà soát và thẩm quyền xử lý của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi phát hiện các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử, trường hợp một giao dịch có nhiều hơn 02 bên tham gia thì phải phân định rõ trách nhiệm giữa các bên bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ;
- Giới hạn trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử trong những giao dịch thực hiện trên sàn;
- Các quy định về an toàn thông tin, cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin và quản lý thông tin trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến giao dịch tiến hành trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Điều 69 Nghị định này;
- Biện pháp xử lý với các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Phân định trách nhiệm về cung cấp chứng từ hàng hóa giữa người bán, bên cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử và bên cung cấp dịch vụ logistics trong trường hợp có giao kết sử dụng dịch vụ logistics của bên thứ ba;
- Quy trình phối hợp với các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn giao dịch thương mại điện tử;
- Chính sách áp dụng chung cho các giao dịch trên sàn liên quan đến vấn đề kiểm hàng, chính sách đổi trả, chính sách hoàn tiền (bao gồm những trường hợp hoàn tiền, quy trình và phương thức hoàn tiền cho khách hàng) trong trường hợp sàn giao dịch thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sàn giao dịch thương mại điện tử có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?
- Quy trình tổ chức sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ ngày 1/1/2025 được thực hiện theo Thông tư 68 như thế nào?
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?