Cá nhân có bằng IELTS 7.5 có thể làm giáo viên dạy ngoại ngữ tại trường trung học cơ sở công lập hay không?
Cá nhân có bằng IELTS 7.5 có thể làm giáo viên dạy ngoại ngữ tại trường trung học cơ sở công lập hay không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT; khoản 4 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số V.07.04.32 như sau:
Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số V.07.04.32
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở.
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học cơ sở và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao;
b) Nắm vững kiến thức của môn học được phân công giảng dạy; có khả năng xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
c) Có khả năng áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, tích cực hóa hoạt động của học sinh;
d) Sử dụng được các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
đ) Có khả năng tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh; lồng ghép các hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp vào trong hoạt động dạy học và giáo dục;
e) Xây dựng được mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh;
g) Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân;
h) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng để có thể trở thành giáo viên trung học cơ sở thì bạn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp như đã liệt kê ở trên.
Nếu bạn chỉ có bằng IELTS 7.5 thì chưa đủ điều kiện để dự tuyển làm giáo viên tiếng anh trường trung học cơ sở theo quy định.
Cá nhân có bằng IELTS 7.5 có thể làm giáo viên dạy ngoại ngữ tại trường trung học cơ sở công lập hay không? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên dạy ngoại ngữ tại trường trung học cơ sở công lập là gì?
Theo quy định tại Điều 2a Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT thì tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên dạy ngoại ngữ tại trường trung học cơ sở công lập như sau:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học cơ sở.
- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.
- Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.
Nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng 3 - Mã số V.07.04.32 là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT thì nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số V.07.04.32 là:
- Xây dựng kế hoạch giáo dục của môn học được phân công và tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo mục tiêu, chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở;
- Dạy học và giáo dục học sinh theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường và tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức;
- Sử dụng các phương pháp dạy học, giáo dục theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh, tích cực hóa hoạt động của học sinh;
- Thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo quy định;
- Tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu hoặc phụ đạo học sinh yếu kém hoặc hướng dẫn sinh viên thực tập sư phạm (nếu có);
- Tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh và cha mẹ học sinh của lớp được phân công;
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh;
- Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;
+ Tham gia nghiên cứu khoa học;
+ Hoàn thành hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục theo quy định;
+ Thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở và giáo dục hòa nhập trong phạm vi được phân công;
+ Tham gia tổ chức các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp trường trở lên (nếu có);
- Hoàn thành các khóa đào tạo, chương trình bồi dưỡng theo quy định; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng chỉ ngoại ngữ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?