Cá nhân có được giao quản lý đất rừng phòng hộ không theo Luật Đất đai mới? Nếu có thì được giao tối đa bao nhiêu ha đất?
Cá nhân có được giao quản lý đất rừng phòng hộ không theo Luật Đất đai mới?
Căn cứ theo Điều 185 Luật Đất đai 2024 quy định về đất rừng phòng hộ như sau:
Đất rừng phòng hộ
1. Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho các đối tượng sau đây:
a) Ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
b) Tổ chức kinh tế đối với đất rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích đất rừng sản xuất của tổ chức đó;
c) Cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ;
d) Cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ.
2. Các đối tượng được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ quy định tại khoản 1 Điều này được xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
3. Người được Nhà nước giao đất quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng không được ghi nhận tài sản là tài sản công trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
4. Người được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 3 Điều này, trừ trường hợp ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng, được thực hiện quyền của người sử dụng đất và phải bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 8 Điều 45 của Luật này.
Như vậy, cá nhân có thể được giao quản lý, sử dụng đất rừng phòng hộ nếu cá nhân đó là người cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ theo quy định.
Ngoài ra, cá nhân được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng không được ghi nhận là tài sản công trên Giấy chứng nhận, được thực hiện quyền của người sử dụng đất và phải bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 8 Điều 45 Luật Đất đai 2024.
Cá nhân có được giao quản lý đất rừng phòng hộ không theo Luật Đất đai mới? Nếu có thì được giao tối đa bao nhiêu ha đất? (Hình từ Internet)
Một cá nhân được giao tối đa bao nhiêu ha đất rừng phòng hộ?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 176 Luật Đất đai 2024 quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp như sau:
Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quy định như sau:
a) Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân không quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất là rừng trồng.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì mỗi cá nhân sẽ được Nhà nước giao tối đa 30 ha đất rừng phòng hộ.
Lưu ý: Theo khoản 5 Điều 176 Luật Đất đai 2024 thì hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch không quá hạn mức nêu trên và không tính vào hạn mức giao đất rừng phòng hộ cho cá nhân.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân để đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ sang đất làm muối có cần phải xin phép?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 có quy định như sau:
Phân loại đất
1. Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.
2. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
d) Đất nuôi trồng thủy sản;
đ) Đất chăn nuôi tập trung;
e) Đất làm muối;
g) Đất nông nghiệp khác.
...
Đồng thời, tại Điều 121 Luật Đất đai 2024 có quy định như sau:
Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp;
b) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
c) Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn;
...
Như vậy, cá nhân muốn chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ sang đất làm muối thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Lưu ý: Cũng theo khoản 2 Điều 121 Luật Đất đai 2024 thì khi chuyển mục đích sử dụng đất, cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đất rừng phòng hộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam có phải là tổ chức chính trị - xã hội? Ai được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam?
- Cách viết Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 mới nhất? Mẫu Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Tổng hợp mẫu phiếu bầu trong đại hội Đoàn các cấp chuẩn Hướng dẫn 66? Thực hiện chương trình Đại hội đoàn như nào?
- Cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy cấp huyện, tỉnh mới nhất? Tải về báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm?
- Giải quyết chính sách cán bộ dôi dư khi sắp xếp lại đơn vị hành chính? Xử lý như nào khi cán bộ đang trong thời hạn bổ nhiệm?