Cá nhân có được quyền cầm cố tài sản hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật hay không?
- Cá nhân có được quyền cầm cố tài sản hình thành trong tương lai hay không?
- Biện pháp cầm cố tài sản có chấm dứt kể từ khi bên cầm cố được tặng cho tài sản cầm cố hay không?
- Khi tài sản hình thành trong tương lai được bên cầm cố dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên cầm cố phải có trách nhiệm như thế nào?
Cá nhân có được quyền cầm cố tài sản hình thành trong tương lai hay không?
Cá nhân có được quyền cầm cố tài sản hình thành trong tương lai hay không? (Hình từ internet)
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Đồng thời, các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ được quy định tại khoản 1 Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
Thêm vào đó, theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 về cầm cố tài sản như sau:
Từ đó, cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Như vậy, cá nhân được quyền cầm cố tài sản hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật.
Biện pháp cầm cố tài sản có chấm dứt kể từ khi bên cầm cố được tặng cho tài sản cầm cố hay không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 312 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền của bên cầm cố như sau:
Quyền của bên cầm cố
1. Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
2. Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
3. Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
4. Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.
Đồng thời, việc bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố được quy định tại Điều 32 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:
Trường hợp bên nhận cầm cố đồng ý hoặc luật khác liên quan có quy định về việc bên cầm cố được bán, được thay thế, được trao đổi hoặc được tặng cho tài sản cầm cố thì biện pháp cầm cố chấm dứt kể từ thời điểm bên mua tài sản, bên nhận thay thế tài sản, bên nhận tặng cho tài sản xác lập quyền sở hữu đối với tài sản cầm cố theo quy định tại Điều 161 của Bộ luật Dân sự.
Như vậy, có thể thấy rằng, nếu bên nhận cầm cố đồng ý về việc bên cầm cố được tặng cho tài sản cầm cố thì biện pháp cầm cố chấm dứt kể từ thời điểm bên nhận tặng cho tài sản xác lập quyền sở hữu đối với tài sản cầm cố theo quy định tại Điều 161 của Bộ luật Dân sự 2015.
Khi tài sản hình thành trong tương lai được bên cầm cố dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên cầm cố phải có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 296 Bộ luật Dân sự 2015 về một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ như sau:
Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.
3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.
Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.
Như vậy, khi tài sản hình thành trong tương lai được bên cầm cố dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên cầm cố phải có trách nhiệm thông báo cho bên nhận cầm cố sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
Bên cạnh đó, mỗi lần cầm cố phải được lập thành văn bản.
Tóm lại, cá nhân được quyền cầm cố tài sản hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cầm cố tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?