Mẫu phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh mới nhất hiện nay như thế nào?
- Mẫu phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh mới nhất hiện nay như thế nào?
- Phụ lục Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh phải được hoàn thành khi nào?
- Bên nhận thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh có trách nhiệm gì đối với thế chấp tài sản?
Mẫu phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh mới nhất hiện nay như thế nào?
Mẫu phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Tải mẫu phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh mới nhất hiện nay: TẠI ĐÂY.
Mẫu phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh mới nhất hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Phụ lục Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh phải được hoàn thành khi nào?
Phụ lục Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh phải được hoàn thành khi nào, thì theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Thời hạn đăng ký giao dịch bảo đảm
1. Đối với việc thế chấp tài sản đã hình thành:
a) Trong vòng 30 ngày sau khi Hợp đồng thế chấp tài sản được ký kết và công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, Bên thế chấp thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
b) Trong vòng 10 ngày sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp hoặc Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký, Bên thế chấp nộp lại cho Bên nhận thế chấp.
2. Đối với việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai:
a) Trong vòng 30 ngày sau khi Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai được ký kết và công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, Bên thế chấp thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.
b) Trong vòng 10 ngày sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp hoặc Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký, Bên thế chấp nộp lại cho Bên nhận thế chấp.
c) Phụ lục Hợp đồng thế chấp tài sản trong năm có phát sinh mới được ký kết và công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, căn cứ vào xác nhận của công ty kiểm toán độc lập và hoàn thành trước ngày 30/6 của năm liền kề năm phát sinh.
d) Bên thế chấp thực hiện việc ký kết Phụ lục Hợp đồng thế chấp tài sản và đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm nếu có sai khác so với thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản hình thành trong tương lai trong vòng 30 ngày sau khi hoàn thành quyết toán Dự án.
đ) Trong vòng 10 ngày sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm sửa đổi do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp hoặc Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký, Bên thế chấp nộp lại cho Bên nhận thế chấp.
3. Bên thế chấp nộp cho Bên nhận thế chấp các hồ sơ gốc khác có liên quan đến tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm cùng với Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký.
Như vậy, theo quy định trên thì phụ lục Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh phải được hoàn thành trước ngày 30/6 của năm liền kề năm phát sinh.
Bên nhận thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh có trách nhiệm gì đối với thế chấp tài sản?
Bên nhận thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh có trách nhiệm gì đối với thế chấp tài sản, thì theo quy định tại Điều 14 Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Trách nhiệm của Bên nhận thế chấp
1. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tài sản chưa có quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
2. Lưu trữ các hồ sơ gốc về hợp đồng thế chấp tài sản, hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm.
3. Theo dõi biến động danh mục đăng ký tài sản thế chấp trên cơ sở báo cáo của Bên thế chấp.
4. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ các trường hợp vi phạm việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản thế chấp của Bên thế chấp theo quy định về thế chấp tài sản tại Thông tư này.
Theo đó, thì đối với thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh thì Bên nhận thế chấp tài sản có các trách nhiệm sau:
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tài sản chưa có quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Lưu trữ các hồ sơ gốc về hợp đồng thế chấp tài sản, hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Theo dõi biến động danh mục đăng ký tài sản thế chấp trên cơ sở báo cáo của Bên thế chấp.
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ các trường hợp vi phạm việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản thế chấp của Bên thế chấp theo quy định về thế chấp tài sản tại Thông tư này.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản hình thành trong tương lai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?