Cá nhân có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp hay không?
- Cá nhân có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp hay không?
- Quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc có cần đăng tải lên cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hay không?
- Cá nhân giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp không còn đáp ứng được điều kiện hoạt động giám định tư pháp thì xử lý như thế nào?
Cá nhân có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Tiêu chuẩn người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Cá nhân có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp.
2. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp phải có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định về người giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
Người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
2. Trong trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
...
Như vậy, cá nhân có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
(1) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
(2) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Cá nhân có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp hay không? (Hình từ Internet)
Quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc có cần đăng tải lên cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hay không?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc đăng tải danh sách tổ chức, người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Đăng tải danh sách tổ chức, người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Trong 07 ngày làm việc kể từ khi có quyết định công nhận hoặc hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đăng tải hoặc cập nhật danh sách trên Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và gửi Bộ Tư pháp theo quy định.
2. Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quy định tại khoản 1 Điều này là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lựa chọn, quyết định việc trưng cầu giám định.
Như vậy, trong 07 ngày làm việc kể từ khi có quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải đăng tải hoặc cập nhật danh sách trên Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và gửi Bộ Tư pháp theo quy định.
Cá nhân giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp không còn đáp ứng được điều kiện hoạt động giám định tư pháp thì xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
Công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
1. Đơn vị đầu mối thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức lựa chọn, lập danh sách các cá nhân, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý đủ điều kiện năng lực hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng Giám đốc ra quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Trường hợp cá nhân, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc không còn đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định tại Điều 6 Thông tư này thì đơn vị đầu mối thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ra quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, nếu cá nhân giám định tư pháp theo vụ việc không còn đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động giám định tư pháp theo vụ việc thì đơn vị đầu mối thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ra quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám định tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?