Người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Hồ sơ đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính tại Bộ Tài chính gồm những gì?
- Thời hạn xem xét công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính là bao lâu?
Người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp, lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc
...
2. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp được xem xét lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Trong trường hợp người không có trình độ đại học theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp nhưng có kiến thức chuyên môn sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định:
Người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
...
Như vậy, theo quy định, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
(1) Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
(2) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
(3) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trong trường hợp người không có trình độ đại học theo quy định nêu trên nhưng có kiến thức chuyên môn sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính tại Bộ Tài chính gồm những gì?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định như sau:
Trình tự, thủ tục công nhận, hủy bỏ công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Công nhận, hủy bỏ công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc tại Bộ Tài chính:
a) Trước ngày 31 tháng 10 hàng năm, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm rà soát, lựa chọn, lập danh sách người có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, lập hồ sơ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc gửi Vụ Tổ chức cán bộ để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định. Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc của đơn vị thuộc Bộ Tài chính nơi người được đề nghị công nhận đang công tác.
- Danh sách đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, gồm các thông tin sau: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi công tác; trình độ chuyên môn; lĩnh vực chuyên sâu được đào tạo, bồi dưỡng; kinh nghiệm hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo.
- Hồ sơ quy định tại gạch đầu dòng thứ hai, ba, bốn, năm điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 40/2022/TT-BTC quy định:
Hồ sơ bổ nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp
...
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ bổ nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp tại Bộ Tài chính được thực hiện như sau:
a) Hồ sơ bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính tại Bộ Tài chính:
- Văn bản đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp của đơn vị thuộc Bộ Tài chính nơi người được đề nghị bổ nhiệm đang công tác.
- Bản sao các văn bằng chứng minh được đào tạo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp; văn bản công nhận của cấp có thẩm quyền đối với văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền.
- Xác nhận thời gian hoạt động chuyên môn của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo tại đơn vị khác thuộc Bộ Tài chính hoặc tại các cơ quan, tổ chức khác (đơn vị khác) trước khi được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp thì thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm thời gian thực tế làm việc tại đơn vị đề nghị và thời gian thực tế làm việc tại đơn vị khác.
- 02 ảnh chân dung cỡ 2cm x 3cm (chụp trong thời gian 06 tháng gần nhất) của người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính tại Bộ Tài Chính bao gồm:
- Văn bản đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc của đơn vị thuộc Bộ Tài chính nơi người được đề nghị công nhận đang công tác.
- Danh sách đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, gồm các thông tin sau:
+ Họ và tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Nơi công tác;
+ Trình độ chuyên môn;
+ Lĩnh vực chuyên sâu được đào tạo, bồi dưỡng;
+ Kinh nghiệm hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền.
- Xác nhận thời gian hoạt động chuyên môn của người được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Trường hợp người được lựa chọn có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo tại đơn vị khác thuộc Bộ Tài chính hoặc tại các cơ quan, tổ chức khác (đơn vị khác) trước khi được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc thì thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo bao gồm thời gian thực tế làm việc tại đơn vị đề nghị và thời gian thực tế làm việc tại đơn vị khác.
- 02 ảnh chân dung cỡ 2cm x 3cm (chụp trong thời gian 06 tháng gần nhất) của người được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Thời hạn xem xét công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính là bao lâu?
Thời hạn xem xét công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 40/2022/TT-BTC như sau:
Trình tự, thủ tục công nhận, hủy bỏ công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Công nhận, hủy bỏ công nhận, đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc tại Bộ Tài chính:
...
b) Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc do đơn vị thuộc Bộ Tài chính đề xuất, trình Bộ xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc. Trong trường hợp từ chối, giao Vụ Tổ chức cán bộ có văn bản nêu rõ lý do gửi đơn vị đề nghị công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc.
...
Như vậy, theo quy định, thời hạn xem xét công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính là 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám định tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?