Cá nhân có tiền gửi bằng đồng Việt Nam được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có quyền gì?
Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 về tiền gửi được bảo hiểm như sau:
Tiền gửi được bảo hiểm
Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 của Luật này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức sau đây:
- Tiền gửi có kỳ hạn;
- Tiền gửi không kỳ hạn;
- Tiền gửi tiết kiệm;
- Chứng chỉ tiền gửi;
- Kỳ phiếu, tín phiếu;
- Các hình thức tiền gửi khác, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012.
Lưu ý: Theo Điều 4 Nghị định 68/2013/NĐ-CP thì tổ chức tham gia bảo hiềm tiền gửi là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân, bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
- Tổ chức tài chính vi mô phải tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với tiền gửi của cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.
Cá nhân có tiền gửi bằng đồng Việt Nam được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có quyền gì? (Hình từ Internet)
Cá nhân có tiền gửi bằng đồng Việt Nam được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có quyền gì?
Quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi được quy định tại Điều 11 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012, cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi
1. Được bảo hiểm số tiền gửi của mình tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật này.
2. Được nhận tiền bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định của Luật này.
3. Yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, chế độ về bảo hiểm tiền gửi.
4. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
5. Có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin về tiền gửi theo yêu cầu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi thực hiện thủ tục trả tiền bảo hiểm.
Theo đó, cá nhân có tiền gửi bằng đồng Việt Nam được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có các quyền sau đây:
- Được bảo hiểm số tiền gửi của mình tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- Được nhận tiền bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định.
- Yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, chế độ về bảo hiểm tiền gửi.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Theo Điều 12 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 thì quyền và nghĩa vụ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi như sau:
- Nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- Được cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
- Nộp phí bảo hiểm tiền gửi đầy đủ và đúng thời hạn.
- Yêu cầu tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân không được bảo hiểm trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 thì tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân không được bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
- Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm tiền gửi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?
- Việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động có được phép thực hiện trong ca làm việc không?
- Mẫu ý kiến nhận xét đảng viên dự bị của tổ chức đoàn thể nơi làm việc? Hướng dẫn ưu và khuyết điểm nhận xét đảng viên dự bị?