Tổ chức nào chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo hiểm tiền gửi? Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi?
Tổ chức nào chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo hiểm tiền gửi?
>>Xem thêm: Người được bảo hiểm tiền gửi là ai?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định về cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi tại địa phương.
Theo quy định thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 68/2013/NĐ-CP thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi; thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với tổ chức bảo hiểm tiền gửi; quyết định cơ cấu tổ chức của tổ chức bảo hiểm tiền gửi; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, khen thưởng, kỷ luật thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, kiểm soát viên của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Tổ chức nào chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo hiểm tiền gửi? (hình từ internet)
Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi.
3. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm tiền gửi.
4. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tham gia tổ chức quốc tế về bảo hiểm tiền gửi của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
5. Ký kết thỏa thuận quốc tế hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về bảo hiểm tiền gửi.
Như vậy, trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm:
- Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi.
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm tiền gửi.
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tham gia tổ chức quốc tế về bảo hiểm tiền gửi của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
- Ký kết thỏa thuận quốc tế hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về bảo hiểm tiền gửi.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm báo cáo những gì cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:
Trách nhiệm báo cáo và công bố thông tin của tổ chức bảo hiểm tiền gửi
1. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các thông tin sau đây:
a) Thông tin về việc chấp hành quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi định kỳ 06 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Thông tin về việc trả tiền bảo hiểm đối với người được bảo hiểm tiền gửi định kỳ 06 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
c) Kết quả thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 10 Điều 13 của Luật này theo định kỳ hằng quý hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán và báo cáo hoạt động hằng năm;
đ) Các thông tin khác về hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm công bố thông tin về việc thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi và phương án trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại khoản 3 Điều 16 và khoản 3 Điều 26 của Luật này.
Như vậy, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các thông tin sau đây:
- Thông tin về việc chấp hành quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi định kỳ 06 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Thông tin về việc trả tiền bảo hiểm đối với người được bảo hiểm tiền gửi định kỳ 06 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 10 Điều 13 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 theo định kỳ hằng quý hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán và báo cáo hoạt động hằng năm;
- Các thông tin khác về hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm tiền gửi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?
- Người nộp thuế lưu ý điều gì khi kê khai thuế? Cơ quan thuế có quyền yêu cầu người nộp thuế giải thích việc khai thuế?
- Ngày giao dịch đầu tiên của trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được xác định thế nào?