Cá nhân có trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì phải phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản hay không?
- Cá nhân có trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì phải phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản hay không?
- Hoạt động tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản bao gồm những gì?
- Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thành lập quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản?
Cá nhân có trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì phải phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản hay không?
Cá nhân có trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì phải phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản hay không, căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 13 Luật Thủy sản 2017 quy định:
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1. Đối tượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản bao gồm các loài thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện bảo vệ và khai thác thủy sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản;
c) Dành hành lang cho loài thủy sản di chuyển khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở các sông, hồ, đầm, phá;
d) Khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi xả thải, thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản;
...
Theo quy định tổ chức, cá nhân sẽ có trách nhiệm tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản.
Như vậy cá nhân sẽ phải có trách nhiệm thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản.
Cá nhân có trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì phải phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản hay không? (Hình Từ Internet)
Hoạt động tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản bao gồm những gì?
Hoạt động tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản bao gồm những gì, căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Luật Thủy sản 2017 quy định về hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:
+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong tái tạo nguồn lợi thủy sản, phục hồi môi trường sống của loài thủy sản;
+ Thả bổ sung loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên;
+ Hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu;
+ Quản lý khu vực, loài thủy sản được tái tạo, phục hồi.
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thành lập quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản?
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thành lập quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Luật Thủy sản 2017 quy định:
Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
1. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh để huy động các nguồn lực của xã hội cho công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
2. Thẩm quyền thành lập quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập quỹ ở trung ương;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập quỹ ở cấp tỉnh căn cứ nhu cầu và nguồn lực huy động của địa phương.
3. Nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
a) Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận;
b) Hỗ trợ cho các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư;
c) Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
...
Theo đó cơ quan sẽ có thẩm quyền thành lập quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
+ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập quỹ ở trung ương;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập quỹ ở cấp tỉnh căn cứ nhu cầu và nguồn lực huy động của địa phương.
Như vậy Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền thành lập quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nguồn lợi thủy sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?