Cá nhân kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng không có nơi để xe cho khách theo quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
- Cá nhân kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng không có nơi để xe cho khách bị phạt bao nhiêu tiền?
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền phạt cá nhân kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng không có nơi để xe cho khách không?
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với cá nhân kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng không có nơi để xe cho khách không?
Cá nhân kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng không có nơi để xe cho khách bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 11 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ lưu trú du lịch
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có tối thiểu 10 buồng ngủ đối với khách sạn hoặc không có phòng ngủ đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch hoặc không có khu vực lưu trú cho khách đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê hoặc không có khu vực dựng lều, trại đối với bãi cắm trại du lịch;
b) Không có quầy lễ tân đối với khách sạn hoặc khu vực tiếp khách đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch hoặc khu vực đón tiếp khách đối với tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, bãi cắm trại du lịch theo quy định;
c) Không có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng hoặc khách sạn bên đường theo quy định;
...
Lưu ý: tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định thì mức phạt tiền quy định tại Điều 11 nêu trên là áp dụng đối với cá nhân.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, cá nhân kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng hoặc khách sạn bên đường không có nơi để xe cho khách theo quy định thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Xử phạt cá nhân kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng không có nơi để xe cho khách (Hình từ Internet)
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền phạt cá nhân kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng không có nơi để xe cho khách không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
...
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, cụ thể như sau:
a) Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Chương II Nghị định này;
...
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 45/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Thanh tra như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra
..
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
...
Tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định thì thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân.
Vì vậy, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền xử phạt cá nhân kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng không có nơi để xe cho khách nêu trên.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với cá nhân kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng không có nơi để xe cho khách không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 19 đến Điều 24 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
....
Theo quy định trên, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có quyền lập biên bản vi phạm hành chính.
Như vậy, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền phạt cá nhân kinh doanh khách sạn nghỉ dưỡng không có nơi để xe cho khách nên có quyền lập biên bản vi phạm hành chính.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh khách sạn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?