Cá nhân muốn đăng ký thi đua thường xuyên trong ngành Ngoại giao thì phải gửi bản đăng ký thi đua cho cơ quan nào?
Có những hình thức tổ chức phong trào thi đua nào trong ngành Ngoại giao?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 03/2018/TT-BNG quy định về hình thức tổ chức phong trào thi đua như sau:
Hình thức tổ chức phong trào thi đua
1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua được tổ chức phát động hàng năm nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong cùng đơn vị, các đơn vị thuộc Bộ hoặc giữa các đơn vị trong các Khối, Cụm thi đua của Bộ.
2. Thi đua theo đợt hoặc chuyên đề là hình thức thi đua được tổ chức phát động nhằm thực hiện tốt một nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực ưu tiên cần tập trung hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, hình thức tổ chức phong trào thi đua trong ngành Ngoại giao bao gồm:
(1) Thi đua thường xuyên;
(2) Thi đua theo đợt hoặc chuyên đề.
Có những hình thức tổ chức phong trào thi đua nào trong ngành Ngoại giao? (Hình từ Internet)
Cá nhân đăng ký thi đua thường xuyên thì phải gửi bản đăng ký thi đua cho cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 03/2018/TT-BNG quy định về việc đăng ký thi đua như sau:
Đăng ký thi đua
1. Đăng ký thi đua thường xuyên: Hàng năm, căn cứ chủ đề phong trào thi đua do Bộ trưởng phát động, các đơn vị thuộc Bộ chủ động tổ chức cho các cá nhân, tập thể đăng ký thi đua với các nội dung, chỉ tiêu và danh hiệu thi đua cụ thể; gửi bản đăng ký thi đua của đơn vị về Vụ Thi đua - Khen thưởng và Truyền thống ngoại giao trước ngày 15 tháng 3.
Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đăng ký thi đua theo Cụm Thi đua các Sở Ngoại vụ. Đơn vị Cụm trưởng có trách nhiệm tổng hợp đăng ký thi đua của các đơn vị thành viên và gửi về Vụ Thi đua - Khen thưởng và Truyền thống ngoại giao trước ngày 15 tháng 3.
2. Đăng ký thi đua theo đợt hoặc chuyên đề:
a) Các đơn vị thuộc Bộ, Cụm Thi đua các Sở Ngoại vụ chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức phong trào thi đua theo đợt hoặc chuyên đề và gửi đăng ký về Vụ Thi đua - Khen thưởng và Truyền thống ngoại giao sau 15 ngày kể từ ngày phát động phong trào thi đua;
b) Các đơn vị được Lãnh đạo Bộ giao chủ trì thực hiện một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hoặc dự án, đề án, công trình nghiên cứu, nếu xét thấy cần tập trung nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ thì phát động thi đua theo chuyên đề và gửi đăng ký thi đua của tập thể, cá nhân về Vụ Thi đua - Khen thưởng và Truyền thống ngoại giao để tổng hợp, làm căn cứ để Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét, đề nghị khen thưởng.
Như vậy, cá nhân muốn đăng ký thi đua thường xuyên trong ngành Ngoại giao thì phải gửi bản đăng ký thi đua của đơn vị về Vụ Thi đua Khen thưởng và Truyền thống ngoại giao trước ngày 15 tháng 3.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gì trong việc triển khai tổ chức phong trào thi đua?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 03/2018/TT-BNG quy định về trách nhiệm triển khai tổ chức phong trào thi đua như sau:
Trách nhiệm triển khai tổ chức phong trào thi đua
1. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phát động và chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi toàn ngành Ngoại giao và trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ có trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng tổ chức và chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi toàn ngành.
2. Vụ Thi đua - Khen thưởng và Truyền thống ngoại giao, căn cứ nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch công tác hàng năm, 5 năm của Bộ, phối hợp với Đảng ủy Bộ, Công đoàn Bộ và các đơn vị liên quan đề xuất chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp thi đua; tổ chức và kiểm tra các phong trào thi đua; sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, nhân rộng điển hình tiên tiến; đề xuất khen thưởng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng.
3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các tổ chức đoàn thể cùng cấp tổ chức, phát động và chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi quản lý; chủ động phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xứng đáng để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; tuyên truyền, tôn vinh và nhân rộng các điển hình tiên tiến.
Như vậy, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các tổ chức đoàn thể cùng cấp tổ chức, phát động và chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi quản lý.
Chủ động phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xứng đáng để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
Đồng thời, tuyên truyền, tôn vinh và nhân rộng các điển hình tiên tiến.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phong trào thi đua có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?