Cá nhân nhập khẩu chất thải rắn thông thường từ nước ngoài vào Việt Nam có bị vi phạm pháp luật không?
- Cá nhân nhập khẩu chất thải rắn thông thường từ nước ngoài vào Việt Nam có bị vi phạm pháp luật không?
- Cá nhân nhập khẩu chất thải rắn thông thường dưới 2.000 kg vào Việt Nam sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt cá nhân nhập khẩu chất thải rắn thông thường vào Việt Nam không?
Cá nhân nhập khẩu chất thải rắn thông thường từ nước ngoài vào Việt Nam có bị vi phạm pháp luật không?
Cá nhân nhập khẩu chất thải rắn thông thường từ nước ngoài vào Việt Nam có bị vi phạm pháp luật không, căn cứ theo khoản 6 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường
1. Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
3. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
4. Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
5. Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
7. Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
...
Như vậy, cá nhân nhập khẩu chất thải rắn thông thường từ nước ngoài vào Việt Nam sẽ bị vi phạm pháp luật trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Cá nhân nhập khẩu chất thải rắn thông thường từ nước ngoài vào Việt Nam có bị vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)
Cá nhân nhập khẩu chất thải rắn thông thường dưới 2.000 kg vào Việt Nam sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Cá nhân nhập khẩu chất thải rắn thông thường dưới 2.000 kg vào Việt Nam sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền, căn cứ theo điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 27 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm các quy định về đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
1. Hành vi đưa chất thải rắn thông thường vào lãnh thổ Việt Nam trái pháp luật bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải rắn thông thường dưới 1.000 kg;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải rắn thông thường từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg;
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất đối với các hành vi vi phạm tại Điều này.
Như vậy, cá nhân nhập khẩu chất thải rắn thông thường dưới 2.000 kg vào Việt Nam sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, cá nhân nhập khẩu chất thải rắn buộc tái xuất hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất đối với hành vi vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt cá nhân nhập khẩu chất thải rắn thông thường vào Việt Nam không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt cá nhân nhập khẩu chất thải rắn thông thường vào Việt Nam không, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 68 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các lực lượng được quy định cụ thể như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này trong phạm vi quản lý của mình;
b) Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này;
...
Căn cứ theo khoản 2 Điều 56 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo phân định thẩm quyền thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Ngoài ra Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền xử phạt cá nhân nhập khẩu chất thải rắn thông thường vào Việt Nam.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhập khẩu chất thải rắn thông thường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?