Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu vi phạm dẫn đến không đảm bảo tính minh bạch khi đấu thầu thì có phải bồi thường không?
- Có thể đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do chủ đầu tư là cơ quan nơi mình đã công tác được không?
- Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu có hành vi không bảo đảm bị đình chỉ thầu khi nào?
- Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu vi phạm dẫn đến không đảm bảo tính minh bạch khi đấu thầu thì có phải bồi thường không?
Có thể đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do chủ đầu tư là cơ quan nơi mình đã công tác được không?
Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu được quy định tại khoản 6 khoản 6 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
...
6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch bao gồm các hành vi sau đây:
...
e) Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án, dự án đầu tư kinh doanh do chủ đầu tư, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác và giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong thời gian 12 tháng kể từ ngày không còn làm việc tại cơ quan, tổ chức đó;
...
Theo đó, cá nhân đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do chủ đầu tư là tổ chức nơi mình đã công tác và giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong thời gian 12 tháng kể từ ngày không còn làm việc tại cơ quan, tổ chức đó là hành vi không bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
Như vậy, cá nhân đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do chủ đầu tư là cơ quan nơi mình đã công tác và giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong thời gian 12 tháng kể từ ngày không còn làm việc tại cơ quan, tổ chức đó là hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu.
Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu vi phạm dẫn đến không đảm bảo tính minh bạch khi đấu thầu thì có phải bồi thường không? (Hình từ Internet)
Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu có hành vi không bảo đảm bị đình chỉ thầu khi nào?
Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được quy định tại Điều 18 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
1. Khi có bằng chứng tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu có hành vi quy định tại Điều 16 của Luật này hoặc hành vi vi phạm quy định của pháp luật có liên quan dẫn đến không bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hoặc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thì người có thẩm quyền thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Đình chỉ cuộc thầu để tạm dừng các hoạt động lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư nhằm khắc phục ngay vi phạm đã xảy ra. Đình chỉ cuộc thầu được thực hiện trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cho đến trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
b) Không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và quá trình thực hiện hợp đồng;
c) Xử lý vi phạm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 87 của Luật này.
2. Văn bản đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư phải nêu rõ lý do, nội dung, biện pháp và thời gian khắc phục vi phạm về đấu thầu.
Theo đó, cá nhân đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do chủ đầu tư là tổ chức nơi mình đã công tác và giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong thời gian 12 tháng kể từ ngày không còn làm việc tại cơ quan, tổ chức đó dẫn đến không bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hoặc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thì người có thẩm quyền có thể thực hiện biện pháp:
- Đình chỉ cuộc thầu để tạm dừng các hoạt động lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư nhằm khắc phục ngay vi phạm đã xảy ra.
+ Đình chỉ cuộc thầu được thực hiện trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cho đến trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Lưu ý:
Ngoài biện pháp nêu trên, người có thẩm quyền còn có thể thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:
- Không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và quá trình thực hiện hợp đồng;
- Xử lý vi phạm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 87 Luật Đấu thầu 2023.
Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu vi phạm dẫn đến không đảm bảo tính minh bạch khi đấu thầu thì có phải bồi thường không?
Xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu được quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Luật này còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 05 năm.
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân có hành vi không bảo đảm minh bạch dẫn đến bị xử lý vi phạm trong đấu thầu thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động đấu thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?
- Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện bắt buộc để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam đúng không?
- Kỷ luật trong Đảng là gì? Đảng viên bị bệnh gì được hoãn xử lý kỷ luật? 12 Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?