Cá nhân tổ chức các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học khi chưa được cấp phép tại vùng đệm khu bảo tồn biển sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý trong nghiên cứu khoa học về bảo tồn biển được quy định như thế nào?
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức có hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học về bảo tồn biển là gì?
- Cá nhân tổ chức các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học khi chưa được cấp phép tại vùng đệm khu bảo tồn biển sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý trong nghiên cứu khoa học về bảo tồn biển được quy định như thế nào?
Tại Điều 11 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý khu bảo tồn biển như sau:
Quyền của Ban quản lý trong nghiên cứu khoa học về bảo tồn biển bao gồm:
- Thực hiện nghiên cứu khoa học về bảo tồn biển trong phạm vi quản lý;
- Phối hợp với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học các loài động vật, thực vật thủy sinh và hệ sinh thái tự nhiên trên biển trong khu bảo tồn;
- Kinh doanh, liên doanh, liên kết trong lĩnh vực du lịch nghiên cứu khoa học các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái tự nhiên trên biển theo quy định của pháp luật;
- Có ý kiến đối với hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến khu bảo tồn biển được giao quản lý; đề nghị cơ quan có thẩm quyền tạm dừng hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân trong trường hợp không thực hiện đúng mục đích, nội dung, kế hoạch hoặc có hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn biển.
Nghĩa vụ của Ban quản lý trong nghiên cứu khoa học về bảo tồn biển:
- Giám sát hoạt động nghiên cứu khoa học trong khu bảo tồn biển.
Khu bảo tồn biển (hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức có hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học về bảo tồn biển là gì?
Quyền của tổ chức có hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học về bảo tồn biển được quy định tại Điều 12 Nghị định 26/2019/NĐ-CP bao gồm các quyền sau:
- Phối hợp với Ban quản lý khu bảo tồn biển triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học;
- Liên doanh, liên kết với Ban quản lý khu bảo tồn biển trong việc thực hiện nghiên cứu khoa học các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của tổ chức có hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học về bảo tồn biển được quy định tại Điều 13 Nghị định 26/2019/NĐ-CP bao gồm:
- Gửi kế hoạch nghiên cứu khoa học tại khu bảo tồn biển tới Ban quản lý khu bảo tồn biển trước khi thực hiện 10 ngày;
- Thực hiện nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật, Quy chế quản lý khu bảo tồn biển và hướng dẫn, giám sát của Ban quản lý khu bảo tồn biển;
- Thông báo cho Ban quản lý khu bảo tồn biển về kết quả nghiên cứu khoa học; tài liệu công bố trong nước hoặc quốc tế (nếu có);
Cá nhân tổ chức các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học khi chưa được cấp phép tại vùng đệm khu bảo tồn biển sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định các trường hợp cá nhân tổ chức các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học khi chưa được cấp phép tại vùng đệm khu bảo tồn biển sẽ bị xử phạt như sau:
Vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn biển
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại vùng đệm của khu bảo tồn biển như sau:
a) Thả phao trái phép;
b) Điều tra, nghiên cứu khoa học khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tàu cá, tàu biển và các loại phương tiện thủy khác hoạt động trái phép;
d) Tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch trái phép;
đ) Xây dựng trái phép công trình hạ tầng;
e) Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản trái phép.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện trong phân khu dịch vụ - hành chính của khu bảo tồn biển.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển như sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
b) Hành vi bị cấm thực hiện trong phân khu phục hồi sinh thái.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt như sau:
a) Hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Hành vi bị cấm thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Chiếu theo quy định này, trường hợp cá nhân tổ chức các hoạt động liên quan đến nghiên cứu khoa học khi chưa được cấp phép tại vùng đệm khu bảo tồn biển sẽ bị bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khu bảo tồn biển có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là gì?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?