Trong phân khu phục hồi sinh thái khu bảo tồn biển được thực hiện những hoạt động nào năm 2024?
Trong phân khu phục hồi sinh thái khu bảo tồn biển được thực hiện những hoạt động nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định các hoạt được thực hiện trong phân khu phục hồi sinh thái bao gồm:
- Thả phao đánh dấu ranh giới vùng biển;
- Điều tra, nghiên cứu khoa học sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chịu sự giám sát của Ban quản lý khu bảo tồn biển hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn biển;
- Tuyên truyền, giáo dục môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hoạt động vi phạm;
- Thực hiện các hoạt động quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường, khảo cổ học;
- Xử lý sự cố trên biển, cứu hộ loài nguy cấp, quý, hiếm, bảo tồn hệ sinh thái biển.
- Phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thực hiện theo hướng dẫn và chịu sự giám sát của Ban quản lý khu bảo tồn biển hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn biển;
- Hoạt động du lịch sinh thái nhưng không gây tổn hại đến nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái biển;
- Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác được đi qua không gây hại nhưng không được dùng hoặc thả neo, trừ trường hợp bất khả kháng.
Như vậy, các cá nhân, tổ chức được thực hiện các hoạt động trên trong phân khu phục hồi sinh thái khu bảo tồn biển.
Trong phân khu phục hồi sinh thái khu bảo tồn biển được thực hiện những hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện các hoạt động trong phân khu phục hồi sinh thái khu bảo tồn biển không đúng quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn biển
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tại vùng đệm của khu bảo tồn biển sau:
a) Thả phao không đúng quy định;
b) Điều tra, nghiên cứu khoa học khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Phương tiện thủy hoạt động không đúng quy định;
d) Tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch không đúng quy định;
đ) Xây dựng công trình không phép hoặc không đúng quy định;
e) Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản không đúng quy định.
...
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này;
b) Hành vi bị cấm thực hiện trong phân khu phục hồi sinh thái.
....
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phá dỡ công trình xây dựng không đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi khai thác thủy sản không đúng quy định trong khu bảo tồn quy định tại điểm e khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc chuyển giao thủy sản thuộc Nhóm I Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi khai thác thủy sản không đúng quy định trong khu bảo tồn quy định tại điểm e khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.
Như vậy, hoạt động trong phân khu phục hồi sinh thái khu bảo tồn biển không đúng quy định bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sau:
- Thả phao không đúng quy định;
- Điều tra, nghiên cứu khoa học khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Phương tiện thủy hoạt động không đúng quy định;
- Tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch không đúng quy định;
- Xây dựng công trình không phép hoặc không đúng quy định;
- Hành vi bị cấm thực hiện trong phân khu phục hồi sinh thái.
Lưu ý:
- Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, mức phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương ướng gấp 02 lần mức phạt của cá nhân. (Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP). Do đó, tổ chức hoạt động trong phân khu phục hồi sinh thái khu bảo tồn biển không đúng quy định có thể bị phạt tiền lên đến 300.000.000 đồng.
- Ngoài bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân hoạt động trong phân khu phục hồi sinh thái khu bảo tồn biển không đúng quy định còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phá dỡ công trình xây dựng không đúng quy định đối với các hành vi vi phạm nêu trên; Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng và Buộc chuyển giao thủy sản thuộc Nhóm I Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi thả phao không đúng quy định.
Phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển là gì?
Theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 26/2019/NĐ-CP giải thích phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển là vùng biển, đảo, quần đảo, ven biển được xác định để triển khai hoạt động phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh và các hệ sinh thái tự nhiên trên biển.
Nghị định 37/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 5 năm 2024.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khu bảo tồn biển có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?