Các bước tiến hành gắn mắc cài khi nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài sứ truyền thống như thế nào?
- Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài sứ truyền thống chống chỉ định trong những trường hợp nào?
- Các bước tiến hành gắn mắc cài khi nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài sứ truyền thống như thế nào?
- Theo dõi và xử trí tai biến khi nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài sứ truyền thống như thế nào?
Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài sứ truyền thống chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Mục III Quy trình kỹ thuật Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài sứ truyền thống Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
NẮN CHỈNH RĂNG MỘT HÀM SỬ DỤNG MẮC CÀI SỨ TRUYỀN THỐNG
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật điều trị các rối loạn lệch lạc răng ở 1 hàm có sử dụng mắc cài sứ truyền thống.
II. CHỈ ĐỊNH
- Các rối loạn lệch lạc răng chủ yếu trên 1 cung hàm cần nắn chỉnh.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có dị ứng với vật liệu mắc cài, dây cung kim loại.
- Có tình trạng nhiễm trùng cấp trong khoang miệng.
...
Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài sứ truyền thống là một trong 40 Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt được Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020.
Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài sứ truyền thống là kỹ thuật điều trị các rối loạn lệch lạc răng ở 1 hàm có sử dụng mắc cài sứ truyền thống.
Quy trình này chống chỉ định trong các trường hợp:
- Người bệnh có dị ứng với vật liệu mắc cài, dây cung kim loại.
- Có tình trạng nhiễm trùng cấp trong khoang miệng.
Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài sứ truyền thống (Hình từ Internet)
Các bước tiến hành gắn mắc cài khi nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài sứ truyền thống như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài sứ truyền thống Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
NẮN CHỈNH RĂNG MỘT HÀM SỬ DỤNG MẮC CÀI SỨ TRUYỀN THỐNG
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh:
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Các bước tiến hành:
3.1. Sửa soạn cho gắn mắc cài
- Lấy dấu cung răng hai hàm.
- Đổ các mẫu hàm bằng thạch cao cứng.
- Đặt chun (thun) tách kẽ các răng hàm lớn cần gắn band nếu dùng band (khâu) .
3.2. Gắn band (khâu) và mắc cài
- Lấy chun (thun) tách kẽ
- Làm sạch răng bằng chổi và chất đánh bóng
- Gắn band (khâu) hoặc gắn ống cho các răng hàm (cối) lớn
- Gắn mắc cài sứ truyền thống cho các răng
- Lắp dây. Tùy theo tình trạng răng ( răng xoay, răng chen chúc) và giai đoạn điều trị mà sử dụng các loại dây khác nhau cho phù hợp.
3.2.1. Giai đoạn xếp thẳng răng và chỉnh đường cong:
- Giai đoạn đầu: Sử dụng dây Niti hoặc Cu-Niti có thiết diện tròn, lực nhẹ: từ .012.
- Hẹn người bệnh tái khám trung bình sau 4 - 6 tuần một lần.
- Thay dây kích thước lớn dần, từ dây tròn đến dây có thiết diện chữ nhật.
3.2.2. Giai đoạn chỉnh tương quan răng hàm lớn và đóng khoảng. Thường kéo dài 6-7 tháng.
- Sử dụng dây có thiết diện chữ nhật.
- Hẹn người bệnh tái khám sau 4-6 tuần một lần.
- Kết hợp sử dụng chun (thun) chuỗi hoặc lò xo đóng khoảng.
- Kết hợp sử dụng chun (thun) liên hàm chỉnh tương quan răng chiều trước - sau, chiều đứng.
3.2.3. Giai đoạn hoàn thiện
- Thường kéo dài 2 - 2,5 tháng.
- Thường sử dụng dây có thiết diện chữ nhật.
3.3. Kết thúc điều trị:
- X-Quang: Phim toàn cảnh, sọ nghiêng
- Tháo mắc cài, band (khâu) hoặc các ống răng hàm (cối) lớn.
- Làm sạch răng.
- Lấy dấu hai hàm.
Các bước tiến hành gắn band (khâu) và mắc cài khi nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài sứ truyền thống như sau:
- Lấy chun (thun) tách kẽ
- Làm sạch răng bằng chổi và chất đánh bóng
- Gắn band (khâu) hoặc gắn ống cho các răng hàm (cối) lớn
- Gắn mắc cài sứ truyền thống cho các răng
- Lắp dây. Tùy theo tình trạng răng ( răng xoay, răng chen chúc) và giai đoạn điều trị mà sử dụng các loại dây khác nhau cho phù hợp.
- Giai đoạn xếp thẳng răng và chỉnh đường cong:
+ Giai đoạn đầu: Sử dụng dây Niti hoặc Cu-Niti có thiết diện tròn, lực nhẹ: từ .012.
+ Hẹn người bệnh tái khám trung bình sau 4 - 6 tuần một lần.
+ Thay dây kích thước lớn dần, từ dây tròn đến dây có thiết diện chữ nhật.
- Giai đoạn chỉnh tương quan răng hàm lớn và đóng khoảng. Thường kéo dài 6-7 tháng.
+ Sử dụng dây có thiết diện chữ nhật.
+ Hẹn người bệnh tái khám sau 4-6 tuần một lần.
+ Kết hợp sử dụng chun (thun) chuỗi hoặc lò xo đóng khoảng.
+ Kết hợp sử dụng chun (thun) liên hàm chỉnh tương quan răng chiều trước - sau, chiều đứng.
- Giai đoạn hoàn thiện
+ Thường kéo dài 2 - 2,5 tháng.
+ Thường sử dụng dây có thiết diện chữ nhật.
Theo dõi và xử trí tai biến khi nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài sứ truyền thống như thế nào?
Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài sứ truyền thống Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
NẮN CHỈNH RĂNG MỘT HÀM SỬ DỤNG MẮC CÀI SỨ TRUYỀN THỐNG
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Sang thương niêm mạc lợi (nướu) do lún band (khâu): Tháo band (khâu) và gắn lại.
- Sang thương niêm mạc má do đầu dây cung dài: Điều trị sang thương và điều chỉnh dây cung cho thích hợp.
Khi nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài sứ truyền thống xảy ra sang thương niêm mạc lợi (nướu) do lún band (khâu) thì tháo band (khâu) và gắn lại.
Trường hợp sang thương niêm mạc má do đầu dây cung dài thì điều trị sang thương và điều chỉnh dây cung cho thích hợp.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyên ngành Răng hàm mặt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 02A và 02B chi tiết từng mục như thế nào? Tải mẫu 02A và 02B ở đâu?
- Tranh chấp kinh doanh thương mại nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án? TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nào?
- Đã có Thông tư 14 hướng dẫn quy trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo?
- Tổ chức kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa có được tiếp tục đề nghị cung cấp dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối?
- Tổ chức kinh tế có được thế chấp quyền sử dụng đất đối với đất Nhà nước cho thuê trả tiền hằng năm không?