Chẩn đoán lâm sàng viêm tủy răng sữa không hồi phục thực hiện như thế nào? Điều trị viêm tủy răng sữa không hồi phục như thế nào?
Chẩn đoán lâm sàng viêm tủy răng sữa không hồi phục thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiết 2 tiểu mục III Mục 5 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về viêm tủy răng sữa như sau:
VIÊM TỦY RĂNG SỮA
I. ĐỊNH NGHĨA
Viêm tủy răng sữa là tình trạng tổn thương nhiễm trùng mô tủy răng sữa, làm tăng áp lực nội tủy, chèn ép vào các tận cùng thần kinh gây ra triệu chứng đau và tổn thương mô tủy răng ở trẻ em.
...
III. CHẨN ĐOÁN
...
2. Viêm tủy răng sữa không hồi phục
Là tình trạng tổn thương viêm cấp mô tủy răng sữa ở trẻ em không còn khả năng hồi phục.
a. Lâm sàng
- Triệu chứng cơ năng
- Đau tự nhiên, từng cơn với các đặc điểm dưới đây:
+ Thời gian cơn đau: có thể kéo dài hàng giờ hoặc đôi khi chỉ ngắn vài phút, làm cho tính chất cơn đau gần như liên tục.
+ Đau tăng khi kích thích bởi nóng, lạnh, chua, ngọt…hết kích thích đau vẫn còn kéo dài.
+ Đau tăng khi thay đổi tư thế: cúi đầu, nằm, về đêm.
+ Đau lan nửa hàm, đôi khi không xác định được vị trí đau.
- Triệu chứng thực thể:
+ Tổn thương mô cứng của răng: có lỗ sâu, nhiều ngà mủn, làm sạch có thể thấy ánh hồng hoặc tủy hở.
+ Gõ dọc: đau nhẹ.
+ Gõ ngang: đau nhiều.
+ Răng không đổi màu, không lung lay.
+ Thử tủy: đau nhiều và kéo dài khi đã loại bỏ yếu tố kích thích. Tuy vậy, ở trẻ em không có giá trị chắc chắn vì trẻ em đang đau sẽ rất cảnh giác và sợ hãi khi phản ứng lại với bất kì kích thích nào.
...
Viêm tủy răng sữa là một trong những bệnh thuộc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt theo Danh mục Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015.
Viêm tủy răng sữa là tình trạng tổn thương nhiễm trùng mô tủy răng sữa, làm tăng áp lực nội tủy, chèn ép vào các tận cùng thần kinh gây ra triệu chứng đau và tổn thương mô tủy răng ở trẻ em.
Viêm tủy răng sữa không hồi phục là tình trạng tổn thương viêm cấp mô tủy răng sữa ở trẻ em không còn khả năng hồi phục.
Chẩn đoán lâm sàng viêm tủy răng sữa không hồi phục như sau:
- Triệu chứng cơ năng
- Đau tự nhiên, từng cơn với các đặc điểm dưới đây:
+ Thời gian cơn đau: có thể kéo dài hàng giờ hoặc đôi khi chỉ ngắn vài phút, làm cho tính chất cơn đau gần như liên tục.
+ Đau tăng khi kích thích bởi nóng, lạnh, chua, ngọt…hết kích thích đau vẫn còn kéo dài.
+ Đau tăng khi thay đổi tư thế: cúi đầu, nằm, về đêm.
+ Đau lan nửa hàm, đôi khi không xác định được vị trí đau.
- Triệu chứng thực thể:
+ Tổn thương mô cứng của răng: có lỗ sâu, nhiều ngà mủn, làm sạch có thể thấy ánh hồng hoặc tủy hở.
+ Gõ dọc: đau nhẹ.
+ Gõ ngang: đau nhiều.
+ Răng không đổi màu, không lung lay.
+ Thử tủy: đau nhiều và kéo dài khi đã loại bỏ yếu tố kích thích. Tuy vậy, ở trẻ em không có giá trị chắc chắn vì trẻ em đang đau sẽ rất cảnh giác và sợ hãi khi phản ứng lại với bất kì kích thích nào.
Viêm tủy răng sữa (Hình từ Internet)
Điều trị viêm tủy răng sữa không hồi phục như thế nào?
Căn cứ theo tiết 2 tiểu mục IV Mục 5 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về viêm tủy răng sữa như sau:
VIÊM TỦY RĂNG SỮA
...
IV. ĐIỀU TRỊ
...
2. Viêm tủy không hồi phục
- Nguyên tắc
+ Làm sạch và tạo hình hệ thống ống tủy.
+ Hàn kín hệ thống ống tủy và phục hồi tổn thương mô cứng.
- Điều trị cụ thể
+ Vô cảm.
+ Mở tủy.
+ Sửa soạn hệ thống ống tủy.
+ Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy.
+ Hàn kín hệ thống ống tủy bằng vật liệu thích hợp.
+ Hàn phục hồi mô cứng thân răng bằng vật liệu thích hợp.
...
Như vậy, nguyên tắc điều trị viêm tủy răng sữa không hồi phục là làm sạch và tạo hình hệ thống ống tủy và hàn kín hệ thống ống tủy và phục hồi tổn thương mô cứng.
Điều trị viêm tủy răng sữa không hồi phục cụ thể như sau:
- Vô cảm.
- Mở tủy.
- Sửa soạn hệ thống ống tủy.
- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy.
- Hàn kín hệ thống ống tủy bằng vật liệu thích hợp.
- Hàn phục hồi mô cứng thân răng bằng vật liệu thích hợp.
Tiên lượng và biến chứng viêm tủy răng sữa như thế nào? Để phòng viêm tủy răng sữa có những biện pháp gì?
Căn cứ theo tiểu mục V, tiểu mục VI Mục 5 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về viêm tủy răng sữa như sau:
VIÊM TỦY RĂNG SỮA
...
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
- Tiên lượng: Nếu thực hiện đúng quy trình thì có kết quả điều trị tốt.
- Biến chứng: Viêm quanh cuống răng cấp.
VI. PHÒNG BỆNH
Khám răng định kì để phát hiện và điều trị sớm các tổn thương sâu răng để ngăn ngừa biến chứng viêm tủy.
Theo quy định trên, để phòng viêm tủy răng sữa cần khám răng định kì để phát hiện và điều trị sớm các tổn thương sâu răng để ngăn ngừa biến chứng viêm tủy.
Tiên lượng viêm tủy răng sữa nếu thực hiện đúng quy trình thì có kết quả điều trị tốt.
Biến chứng viêm tủy răng sữa có thể xảy ra là viêm quanh cuống răng cấp.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyên ngành Răng hàm mặt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?