Các cơ quan, đơn vị quân đội thực hiện bảo quản hồ sơ đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong thời hạn bao lâu?
- Thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị quân đội được quy định như thế nào?
- Hồ sơ đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cơ quan, đơn vị quân đội được bảo quản trong thời hạn bao lâu?
- Các hồ sơ, tài liệu nào phải được bảo quản trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị quân đội?
Thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị quân đội được quy định như thế nào?
Theo Điều 2 Thông tư 15/2012/TT-BQP quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu như sau:
Thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu
1. Thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu là khoảng thời gian cần thiết để lưu giữ hồ sơ, tài liệu tính từ năm công việc kết thúc.
2. Thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị được quy định gồm hai mức:
a) Bảo quản vĩnh viễn: Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này sau khi công việc đã giải quyết xong sẽ được giao nộp, bảo quản trong hệ thống lưu trữ của Quân đội 30 năm; sau đó được lựa chọn nộp vào lưu trữ lịch sử theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
b) Bảo quản có thời hạn: Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này sau khi công việc đã giải quyết xong sẽ được giao nộp, bảo quản trong hệ thống lưu trữ của Quân đội; đến khi hết thời hạn bảo quản sẽ được thống kê trình Hội đồng xác định giá trị tài liệu của cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định để tiếp tục giữ lại bảo quản hay loại ra tiêu hủy. Việc hủy tài liệu hết giá trị phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Theo đó, thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị được quy định gồm hai mức:
- Bảo quản vĩnh viễn: Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này sau khi công việc đã giải quyết xong sẽ được giao nộp, bảo quản trong hệ thống lưu trữ của Quân đội 30 năm; sau đó được lựa chọn nộp vào lưu trữ lịch sử theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
- Bảo quản có thời hạn: Những hồ sơ, tài liệu thuộc mức này sau khi công việc đã giải quyết xong sẽ được giao nộp, bảo quản trong hệ thống lưu trữ của Quân đội; đến khi hết thời hạn bảo quản sẽ được thống kê trình Hội đồng xác định giá trị tài liệu của cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định để tiếp tục giữ lại bảo quản hay loại ra tiêu hủy.
Việc hủy tài liệu hết giá trị phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Hồ sơ đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cơ quan, đơn vị quân đội được bảo quản trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ tài liệu ban hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BQP như sau:
Theo đó, hồ sơ đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cơ quan, đơn vị quân đội thuộc nhóm tài liệu chung và được bảo quản vĩnh viễn.
Các hồ sơ, tài liệu nào phải được bảo quản trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị quân đội? (Hình từ Internet)
Các hồ sơ, tài liệu nào phải được bảo quản trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị quân đội?
Theo Điều 3 Thông tư 15/2012/TT-BQP quy định về bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị Quân đội như sau:
Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị Quân đội
1. Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu là bảng kê các nhóm hồ sơ, tài liệu có chỉ dẫn thời hạn bảo quản.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này “Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu” gồm các nhóm hồ sơ, tài liệu như sau:
Nhóm 1. Tài liệu chung
Nhóm 2. Tài liệu tổ chức, biên chế, xây dựng lực lượng
Nhóm 3. Tài liệu kế hoạch, thống kê
Nhóm 4. Tài liệu đối ngoại, hợp tác quân sự với nước ngoài
Nhóm 5. Tài liệu thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Nhóm 6. Tài liệu pháp chế
Nhóm 7. Tài liệu điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
Nhóm 8. Tài liệu tổ chức Đảng
Nhóm 9. Tài liệu thi đua, khen thưởng và tuyên truyền giáo dục chính trị
Nhóm 10. Tài liệu tổ chức quần chúng
Nhóm 11. Tài liệu tài chính, kế toán
Nhóm 12. Tài liệu bảo đảm hậu cần, kỹ thuật
Nhóm 13. Tài liệu xây dựng cơ bản
Nhóm 14. Tài liệu đề án, dự án, chương trình trọng điểm
Nhóm 15. Tài liệu khoa học và công nghệ quân sự
Nhóm 16. Tài liệu các lĩnh vực chuyên môn khác
Theo đó, các cơ quan, đơn vị quân đội phải tiến hành bảo quản các hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan, đơn vị mình.
Các hồ sơ, tài liệu cần được bảo quản được sắp xếp vào các nhóm theo Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu được ban hành kèm theo Thông tư 15/2012/TT-BQP, bao gồm:
- Tài liệu chung
- Tài liệu tổ chức, biên chế, xây dựng lực lượng
- Tài liệu kế hoạch, thống kê
- Tài liệu đối ngoại, hợp tác quân sự với nước ngoài
- Tài liệu thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Tài liệu pháp chế
- Tài liệu điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
- Tài liệu tổ chức Đảng
- Tài liệu thi đua, khen thưởng và tuyên truyền giáo dục chính trị
- Tài liệu tổ chức quần chúng
- Tài liệu tài chính, kế toán
- Tài liệu bảo đảm hậu cần, kỹ thuật
- Tài liệu xây dựng cơ bản
- Tài liệu đề án, dự án, chương trình trọng điểm
- Tài liệu khoa học và công nghệ quân sự
- Tài liệu các lĩnh vực chuyên môn khác.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo quản tài liệu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 01/01/2025, có những phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nào? Mức đóng bảo hiểm TNLĐ là bao nhiêu?
- Danh mục số lượng phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 đội PCCC cơ sở theo Thông tư 55/2024 thế nào?
- Người làm công tác xã hội là ai? Việc đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác xã hội được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự 2025 chính thức theo Hướng dẫn 4705? Trình tự thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu ra sao?
- Bác sỹ thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề có được cấp mới giấy phép hành nghề?