Các đối tượng nào được thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh để khai thác thông tin phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ?
- Các đối tượng nào được thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh để khai thác thông tin phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ?
- Việc thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh để khai thác thông tin phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ phải được đăng ký với cơ quan nào?
- Việc đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh được thực hiện như thế nào?
Các đối tượng nào được thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh để khai thác thông tin phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ?
Đối tượng được thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh để khai thác thông tin phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 06/2016/NĐ-CP thì thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh không thuộc dịch vụ truyền hình qua vệ tinh của Việt Nam là thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh để thu xem các kênh chương trình truyền hình nước ngoài không qua biên tập bởi cơ quan báo chí.
Căn cứ khoản 2, 3 Điều 29 Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định về thu tín hiệu truyền hình không thuộc dịch vụ phát thanh, truyền hình như sau:
Thu tín hiệu truyền hình không thuộc dịch vụ phát thanh, truyền hình
...
2. Các đối tượng sau đây được thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh để khai thác thông tin phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ:
a) Các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội ở trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Các cơ quan báo chí;
c) Các cơ quan, tổ chức ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam;
d) Văn phòng đại diện, văn phòng thường trú của các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài tại Việt Nam.
3. Các tổ chức không quy định tại Khoản 2 Điều này có người nước ngoài làm việc, hộ gia đình và cá nhân người nước ngoài chỉ được thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh nếu các kênh chương trình đó chưa được cung cấp trên hệ thống truyền hình trả tiền của Việt Nam tại địa phương nơi tổ chức, gia đình và cá nhân đó thiết lập hệ thống thiết bị thu tín hiệu.
Theo đó, các đối tượng được thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh để khai thác thông tin phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ bao gồm:
- Các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội ở trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các cơ quan báo chí;
- Các cơ quan, tổ chức ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam;
- Văn phòng đại diện, văn phòng thường trú của các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài tại Việt Nam.
Việc thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh để khai thác thông tin phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ phải được đăng ký với cơ quan nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 29 Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định về đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh như sau:
Thu tín hiệu truyền hình không thuộc dịch vụ phát thanh, truyền hình
...
5. Các đối tượng quy định tại các Khoản 2, 3 và Điểm b Khoản 4 Điều này phải thực hiện đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh với Sở Thông tin và Truyền thông tại địa phương nơi thiết lập hệ thống thiết bị thu tín hiệu.
Theo đó, các đối tượng muốn thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh để khai thác thông tin phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ thì:
Phải thực hiện đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh với Sở Thông tin và Truyền thông tại địa phương nơi thiết lập hệ thống thiết bị thu tín hiệu.
Việc đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh được thực hiện như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 06/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 71/2022/NĐ-CP) quy định về hồ sơ, thủ tục đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh như sau:
* Hồ sơ gồm có:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu văn bản thuê, mượn địa điểm lắp đặt thiết bị trong trường hợp thiết bị không được lắp đặt tại địa điểm ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Thẻ thường trú, Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền;
Hồ sơ lập thành 01 (một) bộ bản chính nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính cho Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thiết lập hệ thống thiết bị thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh.
Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xét cấp đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh.
Trường hợp không cấp đăng ký, Sở Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Giấy chứng nhận đăng ký thu tín hiệu truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh có hiệu lực tối đa 05 (năm) năm kể từ ngày cấp nhưng không vượt quá thời hạn có hiệu lực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Thẻ thường trú, Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.
Châu Văn Trọng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?