Các khoản hỗ trợ từ chế độ bệnh nghề nghiệp tăng lên bao nhiêu khi tăng lương cơ sở 2023?
Các khoản hỗ trợ từ chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người tham gia bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
Trợ cấp một lần:
Căn cứ khoản 2 Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Trợ cấp một lần
...
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
Theo đó, mức hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp một lần hiện nay được xác định dựa vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. Nếu như suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
Trợ cấp hàng tháng:
Căn cứ tại khoản 2 Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Trợ cấp hằng tháng
...
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
Theo đó, mức hưởng bệnh nghề nghiệp hằng tháng hiện nay cũng được xác định dựa vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. Nếu suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
Trợ cấp phục vụ:
Căn cứ tại Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
Trợ cấp khi người lao động chết do bệnh nghề nghiệp:
Căn cứ tại Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định
Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
2. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
3. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Như vậy, trong những trường hợp nêu trên thì thân nhân của người lao động chết do mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở.
Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
Ngoài các khoản trợ cấp nêu trên, nếu người lao động bị bệnh nghề nghiệp mà tổn thương chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình tùy theo tình trạng bệnh tật, căn cứ Điều 51 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị
Căn cứ khoản 3 Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định người lao động nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Các khoản hỗ trợ từ chế độ bệnh nghề nghiệp tăng lên bao nhiêu khi tăng lương cơ sở 2023? (Hình từ Internet)
Các khoản hỗ trợ từ chế độ bệnh nghề nghiệp tăng lên bao nhiêu khi tăng lương cơ sở 2023?
Như vậy, căn cứ vào những phân tích quy định pháp luật về khoản hỗ trợ từ chế độ bệnh nghề nghiệp nêu trên thì hiện nay các khoản tiền này đều được tính dựa trên mức lương cơ sở.
Mà việc tăng lương cơ sở sẽ được thực hiện từ 1/7/2023, do đó các khoản hỗ trợ từ chế độ bệnh nghề nghiệp cũng sẽ được tăng lên từ khoảng thời gian này. Cụ thể:
- Nếu thỏa mãn các điều kiện hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp một lần mà suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở, tức là mức hưởng sẽ tăng lên 9.000.000 đồng. Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở (tăng từ 745.000 lên 900.000 đồng)
- Nếu thỏa mãn các điều kiện hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hằng tháng và suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở. Tức là mức hưởng sẽ tăng lên 540.000 đồng. Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở (tăng từ 29.800 đồng lên 36.000 đồng);
- Trợ cấp phục vụ sẽ tăng lên 1.800.000 đồng.
- Trợ cấp khi người lao động chết do bệnh nghề nghiệp sẽ tăng lên 64.800.000 đồng.
- Hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe thì người lao động được hưởng 540.000 đồng/ ngày.
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp là gì?
Căn cứ Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp;
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nêu trên.
Ngoài ra, người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bệnh nghề nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?