Các thông tin hộ tịch của cá nhân được xác lập khi đăng ký khai sinh online bao gồm những thông tin nào?
- Các thông tin hộ tịch của cá nhân được xác lập khi đăng ký khai sinh online bao gồm những thông tin nào?
- Cá nhân muốn khai thác thông tin hộ tịch của mình trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì gửi yêu đến cơ quan nào?
- Cá nhân có yêu cầu xác nhận thông tin hộ tịch trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch thì có phải trả phí không?
Các thông tin hộ tịch của cá nhân được xác lập khi đăng ký khai sinh online bao gồm những thông tin nào?
Các thông tin hộ tịch của cá nhân được xác lập khi đăng ký khai sinh được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 87/2020/NĐ-CP như sau:
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
1. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử bao gồm:
a) Các thông tin hộ tịch của cá nhân được xác lập khi đăng ký khai sinh: họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi sinh; dân tộc, quốc tịch, quê quán, số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, quê quán, nơi cư trú, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của cha, mẹ của người được đăng ký khai sinh; họ tên, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh, mối quan hệ với người được khai sinh; số đăng ký, quyển số, ngày, tháng, năm đăng ký, tên cơ quan đăng ký khai sinh; họ tên, chức vụ của người ký Giấy khai sinh;
b) Các thông tin hộ tịch của cá nhân là công dân Việt Nam được xác lập khi ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú khai sinh): họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi sinh; dân tộc, quốc tịch, quê quán, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của người được ghi chú khai sinh; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, quê quán, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của cha, mẹ của người được ghi chú khai sinh; tên loại giấy tờ, số, ngày, tháng, năm cấp, tên cơ quan, tên quốc gia cấp giấy tờ hộ tịch là cơ sở ghi chú khai sinh; thông tin về người đi đăng ký khai sinh; họ tên, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của người yêu cầu ghi chú khai sinh; số đăng ký, quyển số, ngày, tháng, năm đăng ký, tên cơ quan thực hiện ghi chú khai sinh; họ tên, chức vụ của người ký Trích lục ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh;
...
Như vậy, theo quy định, các thông tin hộ tịch của cá nhân được xác lập khi đăng ký khai sinh online bao gồm:
(1) Họ tên;
(2) Ngày, tháng, năm sinh;
(3) Giới tính;
(4) Nơi sinh;
(6) Dân tộc, quốc tịch, quê quán, số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh;
(7) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, quê quán, nơi cư trú, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của cha, mẹ của người được đăng ký khai sinh;
(8) Họ tên, số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh, mối quan hệ với người được khai sinh;
(9) Số đăng ký, quyển số, ngày, tháng, năm đăng ký, tên cơ quan đăng ký khai sinh;
(10) Họ tên, chức vụ của người ký Giấy khai sinh.
Các thông tin hộ tịch của cá nhân được xác lập khi đăng ký khai sinh bao gồm những thông tin nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân muốn khai thác thông tin hộ tịch của mình trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì gửi yêu đến cơ quan nào?
Việc khai thác thông tin hộ tịch của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 87/2020/NĐ-CP như sau:
Khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
...
4. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch đối với các trường hợp đã đăng ký hộ tịch tại các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn hoặc người có yêu cầu đang cư trú trên địa bàn; thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn theo quy định pháp luật.
5. Cơ quan, tổ chức có yêu cầu cung cấp thông tin hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để phục vụ quản lý nhà nước thì gửi yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
6. Cá nhân có yêu cầu khai thác thông tin hộ tịch của mình trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì gửi yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch tới cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định, cá nhân muốn khai thác thông tin hộ tịch của mình trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử gửi yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch tới cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch có thẩm quyền.
Cá nhân có yêu cầu xác nhận thông tin hộ tịch trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch thì có phải trả phí không?
Việc xác nhận thông tin hộ tịch được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 87/2020/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
1. Tuân thủ quy định pháp luật hộ tịch và các quy định pháp luật hiện hành về sử dụng thông tin trên mạng; khai thác và sử dụng dữ liệu trong môi trường mạng; bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
2. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch phải trả phí theo quy định pháp luật.
Như vậy, cá nhân có yêu cầu xác nhận thông tin hộ tịch trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch phải trả phí theo quy định pháp luật.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?