Các thông tin nào trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ mà mọi tổ chức, cá nhân được sử dụng miễn phí?
- Các thông tin nào trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ mà mọi tổ chức, cá nhân được sử dụng miễn phí?
- Việc cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ là trách nhiệm của cơ quan nào?
- Để bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ thì có các biện pháp nào được áp dụng?
Các thông tin nào trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ mà mọi tổ chức, cá nhân được sử dụng miễn phí?
Tại Điều 23 Thông tư 10/2017/TT-BKHCN quy định như sau:
Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ
1. Các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được quyền khai thác toàn văn Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ theo phân cấp.
2. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền tiếp cận và sử dụng miễn phí trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ những thông tin sau:
a) Danh mục tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
b) Thông tin thư mục về: nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tài liệu khoa học và công nghệ; thông tin sở hữu trí tuệ; thông tin tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng;
c) Số liệu thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ;
d) Thông tin tổng hợp về công nghệ, công nghệ cao và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam;
đ) Thông tin về khoa học và công nghệ trong khu vực và trên thế giới.
3. Các tổ chức tham gia thu thập, xử lý, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia được truy cập và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia theo phân quyền; được quyền trích xuất dữ liệu do mình trực tiếp đóng góp để tổ chức thành bộ dữ liệu riêng phục vụ yêu cầu của bộ, ngành và địa phương.
4. Các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ được cấp quyền truy cập Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ để phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạch định chính sách khoa học và công nghệ.
5. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được quyền yêu cầu cung cấp thông tin về khoa học và công nghệ có liên quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
Theo đó thì mọi tổ chức, cá nhân có quyền tiếp cận và sử dụng miễn phí trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ những thông tin sau:
- Danh mục tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
- Thông tin thư mục về: nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tài liệu khoa học và công nghệ; thông tin sở hữu trí tuệ; thông tin tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng;
- Số liệu thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ;
- Thông tin tổng hợp về công nghệ, công nghệ cao và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam;
- Thông tin về khoa học và công nghệ trong khu vực và trên thế giới.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Việc cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ là trách nhiệm của cơ quan nào?
Tại Điều 19 Thông tư 10/2017/TT-BKHCN quy định việc cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ là trách nhiệm của tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh. Cụ thể quy định được nêu như sau:
Trách nhiệm cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ
1. Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật thông tin của bộ, ngành, địa phương và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ.
2. Các đơn vị được giao xây dựng, quản trị, vận hành cơ sở dữ liệu thành phần có trách nhiệm: Kiểm tra, xác thực nội dung thông tin do các tổ chức đầu mối thông tin khoa học và công nghệ, các tổ chức và cá nhân khác cung cấp trước khi cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ; thực hiện việc cập nhật thông tin do mình quản lý và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ.
Để bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ thì có các biện pháp nào được áp dụng?
Tại Điều 21 Thông tư 10/2017/TT-BKHCN thì các biện pháp bảo đảm an toàn cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ bao gồm:
- Sử dụng kênh mã hóa và xác thực người dùng cho các hoạt động sau: Đăng nhập quản trị hệ thống; đăng nhập vào các ứng dụng; gửi nhận dữ liệu tự động giữa các máy chủ; nhập và biên tập dữ liệu;
- Mã hóa đường truyền Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ;
- Áp dụng các biện pháp bảo đảm tính xác thực và bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ;
- Thực hiện lưu vết việc tạo, thay đổi, xóa thông tin dữ liệu để phục vụ cho việc quản lý, giám sát hệ thống;
- Thiết lập và duy trì hệ thống dự phòng nhằm bảo đảm hệ thống hoạt động liên tục;
- Thực hiện các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở dữ liệu quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?