Có mấy hoạt động cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia? Cập nhật dữ liệu khi cơ sở dữ liệu của địa phương chưa kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia?
- Có mấy hoạt động cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia?
- Cơ sở dữ liệu của địa phương chưa kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia thì cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia như thế nào?
- Không phải là người làm việc trong cơ quan Nhà nước thì có được khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia không?
Có mấy hoạt động cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 47/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia
1. Cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm các hoạt động:
a) Bổ sung thông tin;
b) Điều chỉnh thông tin.
2. Nguồn cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm:
a) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính;
b) Đề xuất sửa đổi, bổ sung của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c) Từ các cơ sở dữ liệu khác có liên quan khi có thay đổi;
d) Nguồn khác theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia của các cơ quan liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
...
Như vậy, theo quy định trên, có 02 hoạt động cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia, bao gồm:
(1) Bổ sung thông tin;
(2) Điều chỉnh thông tin.
Theo đó, việc cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia được thực hiện từ các nguồn sau:
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính;
- Đề xuất sửa đổi, bổ sung của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Từ các cơ sở dữ liệu khác có liên quan khi có thay đổi;
- Nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Trách nhiệm cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia của các cơ quan liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Có mấy hoạt động cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia? Cập nhật dữ liệu khi cơ sở dữ liệu của địa phương chưa kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia? (Hình từ Internet)
Cơ sở dữ liệu của địa phương chưa kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia thì cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Nghị định 47/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia
...
5. Việc cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia khi có đề xuất sửa đổi, bổ sung của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc khi phát hiện thông tin chưa chính xác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
6. Việc cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia từ cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương được thực hiện như sau:
a) Trường hợp cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương đã kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu được cập nhật, đồng bộ vào cơ sở dữ liệu quốc gia ngay khi kết thúc nghiệp vụ hoặc kết thúc quy trình thực hiện các thủ tục hành chính và dữ liệu được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương. Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia và chủ quản cơ sở dữ liệu bộ, ngành, địa phương thiết lập công cụ, biện pháp để xác thực việc hoàn thành quá trình cập nhật, đồng bộ dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia;
b) Trường hợp cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương chưa kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ quan chịu trách nhiệm cập nhật dữ liệu có trách nhiệm chuyển dữ liệu ngay khi kết thúc nghiệp vụ hoặc kết thúc quy trình thực hiện các thủ tục hành chính. Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia thiết lập kênh dữ liệu an toàn, bảo mật để nhận dữ liệu.
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia trong trường hợp cơ sở dữ liệu của địa phương chưa kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia được thực hiện như sau:
(1) Ngay khi kết thúc nghiệp vụ hoặc kết thúc quy trình thực hiện các thủ tục hành chính, cơ quan chịu trách nhiệm cập nhật dữ liệu có trách nhiệm chuyển dữ liệu.
(2) Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia thiết lập kênh dữ liệu an toàn, bảo mật để nhận dữ liệu.
Không phải là người làm việc trong cơ quan Nhà nước thì có được khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 47/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia
1. Đối tượng khai thác và sử dụng dữ liệu:
a) Các cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ khai thác, sử dụng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước theo thẩm quyền;
b) Cơ quan, tổ chức và cá nhân được phép khai thác và sử dụng thông tin của mình theo quy định pháp luật về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước và bảo vệ thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân;
c) Cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy chế khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia do chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia ban hành.
...
Như vậy, theo quy định trên, không phải là người làm việc trong cơ quan Nhà nước nhưng tổ chức, cá nhân vẫn được khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia.
Theo đó, cơ quan, tổ chức và cá nhân được phép khai thác và sử dụng thông tin của mình theo quy định pháp luật về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước và bảo vệ thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân.
Lưu ý:
Cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy chế khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia do chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia ban hành.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở dữ liệu quốc gia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?
- Nghị định 154/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thế nào? Xem toàn văn Nghị định 154/2024 ở đâu?
- Người có trách nhiệm giáo dục ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ?
- Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới nhất? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú và nơi tạm trú xác định như thế nào?
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?