Các trường dự bị đại học dân tộc có được phép mở tài khoản tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước không?
Các trường dự bị đại học dân tộc có được phép mở tài khoản tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường dự bị đại học ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Vị trí, chức năng của trường dự bị đại học
1. Trường DBĐH chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi trường đặt trụ sở.
2. Trường DBĐH có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước.
3. Trường DBĐH có chức năng thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong việc tạo nguồn đào tạo cán bộ cho miền núi, vùng dân tộc.
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường dự bị đại học ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của trường dự bị đại học bao gồm: Tổ chức và nhân sự; giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học; tài sản và tài chính; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.
2. Quy chế này áp dụng đối với các trường dự bị đại học, trường dự bị đại học dân tộc (sau đây gọi chung là trường dự bị đại học, được viết tắt là trường DBĐH) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, các trường dự bị đại học dân tộc được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước.
Trường dự bị đại học dân tộc (Hình từ Internet)
Trường dự bị đại học dân tộc có những quyền hạn và trách nhiệm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường dự bị đại học ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của trường dự bị đại học
1. Quyền hạn của trường dự bị đại học:
a) Tự chủ về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, tổ chức và nhân sự nhà trường;
b) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục;
c) Hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao, y tế trong nghiên cứu khoa học (NCKH) trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn bồi dưỡng với NCKH nâng cao hiệu quả công tác dạy và học;
d) Nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật để bổ sung nguồn tài chính, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học; thực hiện chính sách ưu đãi đối với học sinh thuộc diện chính sách; tham gia các hoạt động xã hội nhân đạo và từ thiện;
đ) Được Nhà nước giao quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên; thành lập và giải thể các tổ chức, bộ máy trực thuộc trường theo quy định của Nhà nước.
2. Trách nhiệm của trường dự bị đại học:
a) Trường DBĐH quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; xây dựng đội ngũ giáo viên của trường đủ về số lượng, đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng, cân đối về cơ cấu trình độ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Chịu trách nhiệm về việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường; tổ chức các hoạt động giáo dục; tổ chức và nhân sự nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường của Nhà nước;
c) Xây dựng chương trình, tài liệu học tập, kế hoạch giảng dạy, học tập trên cơ sở đề cương chi tiết các môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
d) Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng, NCKH và hoạt động tài chính;
đ) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về các hoạt động của trường theo quy định hiện hành.
Như vậy, trường dự bị đại học dân tộc có những quyền hạn và trách nhiệm được quy định như trên.
Mỗi trường dự bị đại học dân tộc có bao nhiêu phó hiệu trưởng giúp việc cho hiệu trưởng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường dự bị đại học ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 41/2013/TT-BGDĐT quy định như sau:
Phó Hiệu trưởng
1. Phó hiệu trưởng là người giúp hiệu trưởng phụ trách lĩnh vực công tác do hiệu trưởng phân công. Trường dự bị đại học có không quá 02 phó hiệu trưởng.
Phó hiệu trưởng có các tiêu chuẩn sau: có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có uy tín và năng lực quản lý; có trình độ đại học trở lên; đã được bồi dưỡng về quản lý giáo dục; có sức khỏe tốt. Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn phải có trình độ thạc sĩ trở lên; có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy cấp trung học phổ thông hoặc dự bị đại học.
Độ tuổi khi bổ nhiệm phó hiệu trưởng không quá 55 đối với nam và không quá 50 đối với nữ.
2. Theo đề nghị của Hiệu trưởng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm và miễn nhiệm Phó Hiệu trưởng theo quy định của Nhà nước. Nhiệm kỳ của Phó Hiệu trưởng cùng nhiệm kỳ của Hiệu trưởng.
3. Phó Hiệu trưởng có quyền và trách nhiệm:
a) Giúp Hiệu trưởng quản lý điều hành các hoạt động của trường; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng và giải quyết các công việc do Hiệu trưởng giao;
b) Khi giải quyết công việc được Hiệu trưởng giao, Phó Hiệu trưởng thay mặt Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công việc được giao.
Theo đó, thì mỗi trường dự bị đại học dân tộc có không quá 02 phó hiệu trưởng.
Phó hiệu trưởng là người giúp hiệu trưởng phụ trách lĩnh vực công tác do hiệu trưởng phân công.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trường dự bị đại học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?