Cách tiến hành phương pháp lai tại chỗ nhằm chẩn đoán bệnh hoại tử cơ ở tôm cần thực hiện như thế nào?

Quá trình thực hiện chẩn đoán bệnh hoại tử cơ ở tôm bằng phương pháp lai tại chỗ được thực hiện theo các bước như thế nào? Nếu kết quả dương tính cho biết tôm bị bệnh thì sẽ có những đặc điểm gì trên mẫu thử?

Chẩn đoán bệnh hoại tử cơ ở tôm bằng phương pháp lai tại chỗ được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Theo tiết 3.2.3.1 tiểu mục 3.2 Mục 3 TCVN 8710-8:2012 về Bệnh thủy sản – Quy trình chẩn đoán – Phần 8: Bệnh hoại tử cơ ở tôm quy định nguyên tắc chẩn đoán bệnh bằng phương pháp lai tại chổ như sau:

"3. Phương pháp chẩn đoán
...
3.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
3.2.3. Phương pháp lai tại chỗ (in situ hybridization - ISH)
3.2.3.1. Nguyên tắc
- Lai tại chỗ được phát triển từ phép lai Southern Blot.
Trình tự axit nucleic cần tìm không được tách chiết ra khỏi mô hay tế bào. Quá trình lai với mẫu dò đã được đánh dấu và phát hiện các phân tử lai được thực hiện ngay trên khuẩn lạc, nhiễm sắc thể, tế bào hay lát cắt mô.

Theo đó, khi thực hiện phương pháp lai tại chỗ (in situ hybridization - ISH) trình tự axit nucleic cần tìm không được tách chiết ra khỏi mô hay tế bào.

Quá trình lai với mẫu dò đã được đánh dấu và phát hiện các phân tử lai được thực hiện ngay trên khuẩn lạc, nhiễm sắc thể, tế bào hay lát cắt mô.

Cách tiến hành phương pháp lai tại chỗ nhằm chẩn đoán bệnh hoại tử cơ ở tôm cần thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Cần chuẩn bị thuốc thử và vật liệu thử nào khi thực hiện phương pháp lai tại chỗ để chẩn đoán bệnh ở tôm?

Theo tiết 3.2.3.2 tiểu mục 3.2 Mục 3 TCVN 8710-8:2012 về Bệnh thủy sản – Quy trình chẩn đoán – Phần 8: Bệnh hoại tử cơ ở tôm quy định nguyên tắc chẩn đoán bệnh bằng phương pháp lai tại chổ như sau:

"3. Phương pháp chẩn đoán
...
3.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
3.2.3. Phương pháp lai tại chỗ (in situ hybridization - ISH)
...
3.2.3.2. Thuốc thử và vật liệu thử
- Dung dịch lai.
- Phosphatase kiềm và nitroblue tetrazolium và 5-bromo-4-chloro-3-indoyl phosphat.
Xem 3.2.2.1."

Dẫn chiếu tiết 3.2.2.1 tiểu mục 3.2 Mục 3 TCVN 8710-8:2012 về Bệnh thủy sản – Quy trình chẩn đoán – Phần 8: Bệnh hoại tử cơ ở tôm như sau:

"3. Phương pháp chẩn đoán
...
3.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
3.2.2. Phương pháp mô học
3.2.2.1. Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hai lần đã khử ion hoặc nước có độ tinh khiết tương đương không có RNAase, trừ khi có quy định khác.
- Dung dịch Davidson (xem A.1).
- Thuốc nhuộm hematoxylin (xem A.2).
- Thuốc nhuộm eosin (xem A.3).
- Etanol 70 %, 90 % và etanol tuyệt đối.
- Parafin.
- Xylen.
- Keo dán, ví dụ Bom Canada.

Như vậy, thuốc thử và vật liệu thử khi thực hiện phương pháp lai tại chỗ để chẩn đoán bệnh hoại tử cơ ở tôm bao gồm:

- Dung dịch lai.

- Phosphatase kiềm và nitroblue tetrazolium và 5-bromo-4-chloro-3-indoyl phosphat.

- Dung dịch Davidson.

- Thuốc nhuộm hematoxylin.

- Thuốc nhuộm eosin.

- Etanol 70 %, 90 % và etanol tuyệt đối.

- Parafin.

- Xylen.

- Keo dán.

Cách tiến hành phương pháp lai tại chỗ nhằm chẩn đoán bệnh hoại tử cơ ở tôm cần thực hiện như thế nào?

Theo tiết 3.2.3 tiểu mục 3.2 Mục 3 TCVN 8710-8:2012 về Bệnh thủy sản – Quy trình chẩn đoán – Phần 8: Bệnh hoại tử cơ ở tôm quy định về các bước thực hiện phương pháp lai tại chỗ như sau:

"3. Phương pháp chẩn đoán
...
3.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
3.2.3. Phương pháp lai tại chỗ (in situ hybridization - ISH)
...
3.2.3.4. Lấy mẫu
Thu những con tôm có dấu hiệu bị bệnh (như mô tả dấu hiệu bệnh lý phần trên).
Mẫu tôm dùng để phân tích phải còn sống hoặc đang còn trong tình trạng hấp hối.
3.2.3.5. Chuẩn bị mẫu
Để phát hiện IMNV thì mẫu tôm phải được cố định bằng cách cắt lấy phần cơ đuôi, cơ bụng ngâm trong dung dịch không axit [dung dịch R-F (A.4)].
Ngâm mẫu cố định từ 12 h đến 24 h, sau đó lấy mẫu ra khỏi dung dịch cố định, rửa với nước trong 1 h đến 2 h và đem xử lý mẫu.
3.2.3.6. Xử lý mẫu
Mẫu tôm cố định được xử lý và cố định trong parafin và cắt (4m) theo hướng dẫn trong quy trình chuẩn.
3.2.3.7. Tiến hành lai
Cặp probe sử dụng trong quá trình lai, xem bảng 7.
Cặp probe sử dụng trong quá trình lai
Quy trình sử dụng cho phương pháp ISH được mô tả bởi Lightner (1996).
Với phương pháp ISH, các mảnh cắt trên tiêu bản được phủ bởi 500 l dung dịch lai (4 SSC, formamid 50 %, 1 Denhard's, dextran sulfat 5 % (khối lượng/thể tích), DNA tinh dịch cá hồi 0,5 g/ml) có chứa IMNV probe (0,2 g/ml). Tiêu bản được đặt trên bản nhiệt ở 84 oC trong 10 min. Làm lạnh trong đá trong thời gian 2 min và ủ qua đêm trong lò lai ở 42 oC. Sự tạo màu được thực hiện với kháng thể kháng digoxigenin được gắn với phosphatase kiềm và nitroblue tetrazolium và 5-bromo-4-chloro-3-indoyl phosphat. Đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học.
3.2.3.8. Đọc kết quả
Mẫu dương tính nếu có các thể vùi kết tủa màu xanh đến đen trong tế bào chất, những tế bào không bị nhiễm vi rút thì cấu trúc mô bình thường và bắt màu thuốc nhuộm bổ sung (màu cam).
Mẫu âm tính nếu không có màu xanh hoặc đen, chỉ bắt màu thuốc nhuộm bổ sung và có màu cam sau quá trình lai."

Theo đó, việc thực hiện chẩn đoán bệnh hoại tử cơ ở tôm bằng phương pháp lai tại chỗ được thực hiện theo các bước: lấy mẫu - chuẩn bị mẫu - tiếm hành lai và cuối cùng là đọc kết quả.

Nếu mẫu dương tính thì sẽ có các thể vùi kết tủa màu xanh đến đen trong tế bào chất, những tế bào không bị nhiễm vi rút thì cấu trúc mô bình thường và bắt màu thuốc nhuộm bổ sung (màu cam).

Nếu mẫu âm tính nếu thì sẽ không có màu xanh hoặc đen, chỉ bắt màu thuốc nhuộm bổ sung và có màu cam sau quá trình lai.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh hoại tử cơ ở tôm

Trần Thành Nhân

Bệnh hoại tử cơ ở tôm
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bệnh hoại tử cơ ở tôm có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh hoại tử cơ ở tôm
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-8:2023 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 8: Bệnh hoại tử cơ ở tôm (IMNV) thế nào?
Pháp luật
Có thể chẩn đoán bệnh hoại tử cơ ở tôm bằng phương pháp RT PCR hay không? Bệnh hoại tử cơ ở tôm có thể xuất hiện trên tôm sú giống hay không?
Pháp luật
Phản ứng RT PCR khi thực hiện phương pháp RT PCR để chẩn đoán bệnh hoại tử cơ ở tôm có mấy bước phản ứng?
Pháp luật
Có bao nhiêu phương pháp có thể dùng để chẩn đoán bệnh hoại tử cơ ở tôm ngoài phương pháp RT PCR?
Pháp luật
Trường hợp tôm mắc bệnh hoại tử cơ thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng nào mà người nuôi có thể nhận biết được?
Pháp luật
Quy trình tách chiết RNA trong phương pháp RT PCR để chẩn đoán bệnh hoại tử cơ ở tôm thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cách tiến hành phương pháp lai tại chỗ nhằm chẩn đoán bệnh hoại tử cơ ở tôm cần thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cách tiến hành phương pháp mô học để chẩn đoán bệnh hoại tử cơ ở tôm được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Những loại dung dịch thuốc thử nào dùng trong phương pháp mô học cần phải tiến hành điều chế? Thực hiện chẩn đoán bệnh hoại tử cơ ở tôm bằng phương pháp mô học như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào